0-TS Hoàng Long Huệ Nam

Personal Information

Danh Tánh
0-TS Hoàng Long Huệ Nam - Ðời Thứ 8 Tông Lâm Tế - Khai Tổ Dòng Lâm Tế Hoàng Long
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

1. Thiền sư Tuệ Nam ở Hoàng long. Thiền sư Nam ở Hoàng long vốn dòng họ Chương, hủy là Huệ Nam. Tổ tiên Sư gốc người ở Ngọc sơn, Tín châu. Từ thuở nhỏ, Sư đã đượm nhuần, có tướng của bậc Ðại nhân, chẳng ăn dùng các thứ tanh nồng, chẳng ham thích mua vui. Năm mười một tuổi sư bỏ gia đình thế tục đến nương tựa Thiền sư Trí Loan ở viện Ðịnh thủy tại Hoài ngọc. Sư từng nghe Thiền sư Trí Loan vân du trên đường thấy các đền miếu, bèn dùng gậy đánh phá và thiêu đốt xong bỏ đi. Năm mười chín tuổi, Sư xuống tóc và thọ giới Cụ túc, rảo bước xa đến Quy tông, Lô sơn. Lão túc Tự Bảo nhòm tập chúng tọa, và Sư bèn nương tựa đó. Tự Bảo thường luôn nháy mắt. Từ đó, Sư ngồi hẳn là kiết già, đi thì nhìn thẳng. Sư lại đến Thê Hiền nương tựa Thiền sư Thị. Thiền sư Thị đến với đại chúng đứng đi rất có nghi luật, Sư nương theo quy mô ấy ba năm. Rồi giả từ vượt qua sông Hoài đến nương tựa Thiền sư Trừng ở Tam giác. Thiền sư Trừng là người rất có tiếng tăm ở đương thời, qua một lần trông thấy Sư bèn liền chấp thuận. Mãi đến lúc Thiền sư Trừng chuyển dời sang Lặc đàm, Sư cũng cùng đi theo. Thiền sư Trừng bèn sai phân tòa tiếp thâu đồ chúng. Mà Thiền sư Văn Duyệt ở Nam xương thấy thế từng về nằm than rằng: “Thiền sư Tuệ Nam rất có đạo khí, chỉ tiếc là chưa nhận thọ bản sắc cam chùy!” Gặp lúc đồng đến Tây sơn, ban đêm cùng trò chuyện về Thiền sư Pháp đạo ở Vân môn, Văn Duyệt nói: “Trừng Công tuy là nối dõi Vân môn, nhưng pháp đạo thì khác vậy”. Sư bèn hỏi về điều khác ấy. Văn Duyệt nói: “Vân môn như chín chuyển đan sa, chấm sắt làm vàng. Còn Trừng Công thuốc lộng ngân, Ðồ chúng có thể mua vui, vào tôi luyện tức liền chảy đi”. Sư tức giận, nắm gối mà đè ném đó. Ðến sáng hôm sau, Văn Duyệt sám tạ lỗi quá và lại nói: “Vân môn khí vũ như vua, cam nhận câu chết xuống vậy. Còn Trừng Công có pháp trao người câu c- hết - Câu chết ấy có thể cứu sống được người vậy!” Và liền xoay lưng đi. Sư bèn kéo lại mà nói: “Tức như vậy ai chỉ ông ý ấy?” Văn Duyệt nói: “Thiền sư Sơ Viên mánh khóe ra các phương, ông muốn thấy đó, không nên đến sau vậy”. Sư im lặng mà tính lường nói là: “Việc lớn hành cước này, Duyệt sư ở Thúy nham mà khiến ta diện kiến Sơ Viên ở Thạch sương, thấy đó có được đối với Văn Duyệt có gì ư?” Và liền ngay đó, Sư cụ bị hành trang, đến nửa đường, nghe Từ Minh chẳng tôn thờ, mọi sự khinh thường thiếu Tùng lâm, mới hối tiếc, muốn không, Sư dừng ở lại Bình hương qua nhiều ngày, kết bạn từ Du huyện lên Hành nhạc, dừng nghỉ tại Phước nghiêm. Lão túc Hiệu Hiền Xoa Thủ là người nối dõi Thiền sư Minh An ở Ðại dương bảo sư trông coi thư ký. Các bạn Ðạo ở Lặc đàm nghe Sư chẳng đến Thạch sương, bèn sai kẻ sứ đến thăm hỏi. Sau đó không lâu Hiệu Hiền thị tịch, mọi người ở quận đề cử Từ Minh thống lãnh Phước nghiêm. Sư trong tâm có chút vui mừng đó, vả lại muốn trông xét người ấy để xét nghiệm lời nói của Văn Duyệt. Khi Từ Minh đã đến, chỉ qua một lần trông thấy mà thâm tâm và dung nghi Sư đều chỉnh túc. Nghe Từ Minh đàm luận phần nhiều chê dập các phương, mà lớp lớp tính cho là kiến giải tà vạy, đều là chỉ quyết do Thiền sư Trừng kín trao, khí sách mà trở về nghĩ nhớ lời nói trước đó của Văn Duyệt. Vụt nhiên biến đổi nói là: “Tâm bậc Ðại trượng phu, chỉ khoảng xương sống ấy có thể tự làm nghi ngại ư?” Và liền đi đến nơi phòng thất của Từ Minh mà nói là: “Huệ Nam tôi vì ám độn mê mờ ngắn ngủi ngóng trông Ðạo chưa thấy, nhờ nghe đêm tham như kẻ mê đi gặp được xe lửa làm chỉ Nam, chỉ Ðại từ lại thí pháp thí khiến hết các nghi còn thừa”. Từ Minh cười, bảo: “Thư ký đã lãnh dẫn đồ chúng vân du các phương, tiếng tăm vang vọng khắp chốn tòng lâm. Tiếc có điều nghi chẳng vì suy yếu bị lậu mà vất bỏ. Hãy cùng ngồi mà thương lượt ngó lại chẳng thể ư?” Và Từ Minh sai bảo Thị giả mang giường ghế đến mà mời Sư ngồi. Sư cố từ nhượng, khẩn thiết ai thành càng lắm. Từ Minh nói là: “Thư ký học thiền Vân môn hẳn khéo thông diệu chỉ ấy, như nói buông tha Ðộng sơn ba gậy. Khi ấy Ðộng sơn nên đánh hay không nên đánh?” Sư đáp: “Nên đánh”. Từ Minh đổi thay sắc mặt bảo: “Nghe tiếng ba gậy tức là ăn gậy thì ông từ sáng sớm đến chiếu tối nghe các thứ tiếng quạ kêu, chim thước hót, tiếng chuông mỏ, trống, bảng cũng nên ăn gậy, ăn gậy lúc nào đáng nên thay?” Sư bèn trừng mắt trông nhìn mà bỏ đi. Từ Minh nói: “Tôi mới nghi, chẳng kham làm thầy ông, nay có thể vậy”. Và sai bảo Sư lễ bái. Sư lễ bái xong đứng dậy, Từ Minh sửa lời nói trước mà bảo: “Nếu như ông hiểu được yếu chỉ của Vân môn, thì Triệu châu đã từng nói “Bà Tử ở Ðài sơn bị ta khám phá”. Thử chỉ nơi Triệu châu đã khám phá đó xem?” Sư mặt nóng bừng toát đồ mồ hôi, chẳng biết đáp như thế nào?” Ngày hôm sau sư lại đến đó, lại bị mắng nhục, Sư thẹn thấy chung quanh hai bên mà liền nói: “Chính vì chưa hiểu, mới mong cầu giải quyết. Mắng nhục đâu phải là cách thức của từ bi pháp thí”. Từ Minh cười bảo: “Thế là mắng nhục ư?” Khi ấy Sư thầm tỏ ngộ ý chỉ đó, liền nói thất rằng: “Lặc Ðàm (Thiền sư Trừng) quả thật là câu chết!” và dâng bày lời kệ rằng: “Tài vượt Tòng lâm là Triệu châu Lão bà nơi xét không đầu mối Mà nay bốn biển trong như kiếng Hành nhân chẳng vì đường làm thù”. Từ Minh đưa tay chấm chữ “Một” (không) mà ngoáy nhìn lại Sư, Sư liền sửa đổi đó, mà tâm phục huyền diệu vi mật ấy. Dừng ở lại hơn một tháng rồi Sư giả từ mà ra đi. Khi ấy Sư vừa ba mươi lăm tuổi. Sư vân du đến Phương Quảng, sau Ðộng thức tuyền, Ðại Ðạo lại Ðồng Hạ. Tuyền là Phàm hay Thánh chẳng thể lường biết mà cơ biện trội vượt mọi người, tự nhiên vỗ vào vai Sư mà bảo là: “Ông thoát loại phần châu sâu dày, hãy nên tự vui mừng!” Năm sau rảo bước đến Kinh châu, Sư bèn gặp Văn Duyệt ở Kim loan, vừa cùng trông thấy, Sư mỉm cười, nói: “Tôi không được là anh bạn và cốc tuyền, sau biết được Từ Minh?” Mùa thu năm đó, Sư trở lại hướng bắc, riêng một mình và Lặc đàm, mọi tốt lành xưa cũ của Trừng công đều - hết - Từ Vân cư Sư đến Ðồng an, Lão túc hiệu là Thần lập, xét thấy Sư nhọc nhằn lo mọi việc, mới bảo là: “Tôi ở tại núi đã lâu mà không bổ ích gì cho Tông giáo, dám đem mọi việc của viện giao phó cho ông”. Và tướng biết sư nói theo sự thỉnh mời của Thần lập là việc chẳng đặng đừng mà nhận đó. Trừng Công ở Lặc đàm sai vị Tăng đến xét xem sư đề xướng. Sư có nói: “Biển trí không tánh, nhân vì giác vọng mà Thánh phàm, giác vọng vốn hư dối, tức phàm tâm mà thấy Phật. Tiện đó nghĩ đi, nghĩa là Ðồng an không chiếc bẻ hợp tùy sự ước muốn của các người điên đảo. Nam đẩu bảy, Bắc đẩu tám”. Vị Tăng ấy trở về nêu cử tợ như Trừng Công. Trừng Công lấy làm chẳng vui lòng. Bỗng chốc nghe Sư nối dõi Thiền sư Sơ Viên ở Thạch sương. Các đạo bạn ở Lặc đàm phần nhiều đều bỏ đi. Ở Quy tông một đêm nọ lửa thiêu cháy hết, bị bắt đưa lên ngục tù, bị các kẻ lại tìm kiến khe hở cả trăm mối, Sư vẫn tự nhiên dẫn tấc bóng mà chẳng vì lụy người, chẳng chẳng ăn mà thôi. Lâu sau được phóng thích, kẻ lại đến ngang ngược, Sư chẳng đếm xỉa chưa từng mở lời. Sinh ở Huỳnh nghiệt tạo lập an tại trên khe đề tên là Tích Thúy, thế rồi bèn lui ở đó mà bảo: “Tôi sắp già suy”. Vừa lúc ấy mọi người ở Giang hồ Mân việt nghe Ðạo phong Sư mà có người ở khi ấy cùng nhau giao võ ngửa nghiêng nơi đường, chỉ sợ ở sau đó, chỉ nhàn nhã nhàm chán no nê hẳn lấy làm có thừa. Ðến thì bùi ngùi tự mất sắp hàng lớp của đệ tử. Có Cao sĩ Diên Chi nối dõi Phan Hưng ở Nam châu từng hỏi về nguyên do ấy. Sư đáp: “Cha nghiêm thì con hiếu. Sự dạy răn của ngày nay là khuôn phép ở ngày sau. Thí dụ như đất, lớn thì hạ xuống, hỏm thì lấp bằng. Kia sắp lên nơi đỉnh cao ngàn nhận, Tôi cũng cùng chung đó, khốn nhọc đến tận dưới chín vực. Tôi cũng cùng chung đó. Tài đến cùng thì vọng hết mà tự giải mở vậy”. Và Sư lại bảo: u yếm đó, ôm ấp đó, do đó mà xuân hạ sinh dưỡng vậy, nhờ sương đó tuyết đó, do đó mà đến thu đông thành thục vậy. Tôi muốn không một lời có được ư?” Và Sư đem tay Phật cẳng chân lừa duyên sinh ấy thế nào là ba lần nói hỏi cùng các học giả, mà chẳng ai có thể khế hợp yếu chỉ ấy. Các chốn Tùng lâm trong thiên hạ gọi đó là ba cửa ải, giả sử như có người đối đáp, Sư không thể chẳng gom mắt ngồi cao, mọi người chẳng lường biết được ý chỉ như thế nào. Diên Chi lại hỏi về nguyên do đó. Sư đáp: “Người đã qua ải lắc cánh tay đi qua, sao biết có Quan lại, lại theo kẻ lại mà hỏi có được chăng, đó là người chưa thấu cửa ải”. Sư ở Hoàng long, pháp tịch hưng thạnh đáng sánh bằng Mã Tổ ở Lặc đàm, Ðại Trí ở Bách trượng. Ðến ngày 17 tháng 03 năm Hy Ninh thứ hai (1069) thời Bắc Tống, Sư thiết đãi Thiền sư Huệ Nhật và hai chuyên sứ ở Tứ Tổ, sau khi tan hội, Sư đứng dậy đến ngồi kiết già trước phòng ngủ, đại chúng nhọm tụ bao bọc chung quanh, giây lát sau thì Sư thị tịch. Trước đó một ngày Sư có nói kệ tụng dặn dò. Lại qua sau bảy ngày trà tỳ có được xá-lợi năm sắc, tạo dựng tháp tôn thờ tại ngọn núi chắn trước chùa. Sư hưởng thọ sáu mươi tám tuổi, năm mươi hạ lạp. Ðến năm Ðại Giám thứ tư (1110) thời Bắc Tống, vua Hy Tông (Triệu cát 1101-1126) truy phong Sư thụy hiệu là “Phổ Giác”.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.