Personal Information
Danh Tánh
|
TS Thích Tuệ Trì
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
Thích Tuệ Trì: Chính là em của ngài Tuệ Viễn. Tính cách tựa như ngài Tuệ Viễn. Năm mười bốn tuổi đi học, một ngày học tương đương với người khác mười ngày. Giỏi văn sử, khéo về đồ học. Năm mười tám tuổi xuất gia với anh mình, cả hai đều thờ Pháp sư Ðạo An làm thầy. Tham học tất cả kinh điển, bác thông tam tạng. Cùng ở với Ðạo An ở Tương Dương, sau đó theo ngài Tuệ Viễn về phương Ðông. Ban đầu nghỉ tại chùa Thượng Minh Kinh châu. Sau đó đến Lô Sơn, cũng ở chung với ngài Tuệ Viễn. Thân cao tám thước phong thái ung dung, chân mang dép cỏ, mặc áo nạp. Môn đồ của ngài Tuệ Viễn đều là những bậc anh tài kiệt xuất. Tới lui ba ngàn người đều tôn ngài Tuệ Trì làm bậc Thượng thủ. Ngài có một người cô xuất gia gọi là Ðạo Nghi, ở vùng Giang Hạ. Sư cô nghe ở kinh sư Phật pháp hưng thịnh, muốn đến đó để chiêm bái. Ngài Tuệ Trì bèn đưa cô đến kinh đô ở chùa Ðông An. Vệ quân Lang Da nhà Tấn là Vương Tuần xem trọng. Lúc bấy giờ có sa-môn Tây vực tên là tănggià La-xoa, đọc thuộc làu bốn bộ A-hàm. Vương Tuần thỉnh Ngài đọc bộ Trung A-hàm. Ngài Tuệ Trì liền chỉnh sửa lại lời văn. Xét duyệt rõ ràng. Sau này trở về lại Lô Sơn, chẳng bao lâu sau thái thú Phạm Ninh ở Dự Chương thỉnh Ngài giảng Pháp Hoa, Tỳ-đàm. Lúc ấy ở hướng Tây, mây từng lớp vần vũ cả ngàn dặm. Vương Tuần viết thư cho Phạm Ninh nói rằng: " Ngài Tuệ Viễn, Tuệ Trì ai hơn ". Phạm Ninh đáp thư rằng: " Là Thánh huynh Hiền đệ vậy ". Vương Tuần lại viết thư nói: " Tìm một người anh như vậy quả thật không dễ huống chi lại có được một người em như thế" . Vương Cung là thứ sử Lang Da ở Duyệt châu. Viết thư gởi Sa-môn Tăng Kiểm nói rằng: " Hai anh em Tuệ Viễn và Tuệ Trì đức độ thâm hậu thế nào?". Tăng Kiểm đáp: " Hai huynh đệ Ngài vẹn toàn mọi mặt từ phong cách đến đạo hạnh ". La-thập ở Quan Trung luôn ngưỡng vọng tôn kính. Gởi thư thăm viếng, kết làm thiện hữu. Tuệ Trì sau khi nghe nói ở thành đô đất rộng người đông, Ngài muốn đến đó để truyền bá và giáo hoá đồng thời chiêm bái Nga My, chống tích nơi ngọn Mân Sơn. Lúc ấy vào niên hiệu Long An thứ 3 nhà Tấn, Ngài từ giả Tuệ Viễn vào đất Thục. Ngài Tuệ Viễn tha thiết khuyên Ngài ở lại nhưng Ngài từ chối, Tuệ Viễn than rằng: - Con người ai cũng thích sum họp đoàn tụ còn ông thích ở riêng một mình là sao? Tuệ Trì cũng buồn bả đáp: - Như người quyến luyến trong cảnh sum vầy thì không phải là người xuất gia. Nay em đã cắt ái tìm đạo, phải lấy Tây phương làm điểm hẹn. Thế rồi anh em gạt lệ bùi ngùi chia tay. Ngài đi đến Kinh châu. Thứ sử Ân Trọng Kham tiếp đãi ân cần. Lúc đó Hoàn Huyền cũng ở đó, ông ta tuy là người thiệp học gặp chuyện thì xuất thần. Thấy ngài Tuệ Trì có những phẩm chất siêu tuyệt như vậy bèn khen rằng: " Là bậc vô song xưa nay", rất muốn kết giao với Ngài nhưng Tuệ Trì nghi ông ta là người toại ý rồi thì bỏ nên không kết giao. Ân và Hoàn cả hai đều tha thiết giữ Ngài ở lại, nhưng Ngài nhất quyết không đổi ý, gởi thư đến nói với Huyền rằng: " Tôi muốn ở dưỡng bịnh trên đỉnh Nga My quán sát sự biểu lộ của lưu sa. Không thể cô phụ hoài bảo xuất gia của mình ". Rồi bèn gói gém hành trang để lên đường. Hoàn Huyền nhận được thư trong lòng buồn rượi. Biết là kkông thể giữ chân ngài được. Ngài đến nước Thục ở tịnh xá Long Uyên hoằng dương Phật pháp. Cùng kết giao huynh đệ bốn phương làm bạn pháp. Thái sử Mao Cừ hết lòng khâm phục kính nể. Khi ấy Sa-môn Tuệ Nghiễm, Tăng Cung, truớc kia được người dân đất Mân Thục kính phục, cho đến khi ngài Tuệ Trì đến thì họ cũng mến mộ, tôn sùng cả hai. Hễ ai lên pháp đường của Ngài Tuệ Trì đều gọi là lên cửa rồng. Tăng Cung thuở nhỏ có khả năng làm tăng chánh ở Thục quận. Ngài Tuệ Nghiễm thông suốt cả ngoại điển lẫn nội kinh nên Mao Cừ rất mực kính trọng. Sau đó ở đất thục, Tiều Túng nhân khởi binh đánh Mao Cừ, chiếm đất Thục của Mao Cừ, rồi xưng là Thành Ðô Vương. Bèn triệu tập tăng chúng lập hội ép thỉnh cho được Tuệ Nghiễm. Ngài bất đắc dĩ phải tới. Mao Cừ vốn là người đàn việt lão thành, bổng gặp binh nạn. Ngài thấy thế sự mà tăng thêm nỗi buồn bả, thế là liền bị Tiều Túng nghi ngờ. Nhơn đó mà Ngài bị hại, cả ấp rối ren, phập phồng lo sợ. Ngài Tuệ Trì lánh nạn ở Bi Trung tự. Túng có người hầu là Ðạo Phước, thì hung tàn bạo ngược cùng lắm. Binh tướng lúc vào chùa sách phạt, thì những ai vào đó kể cả người lẫn ngựa đều đẩm máu. Chúng tăng hoảng sợ cùng loạt bỏ chạy. Ngài Tuệ Trì ở trước buồng rửa mặt, thần sắc không đổi. Ðạo Phước đi thẳng đến bên ngài Tuệ Trì, Tuệ Trì gảy ngón tay vào chậu nước tỏ vẻ tự nhiên, Ðạo Phước hổ thẹn, hoảng toát mồ hôi. Khi ra khỏi cổng chùa ông ta bảo với tả hữu rằng: - Là bậc đại nhơn nên khác với chúng. Sau đó nước nhà bình yên, Ngài trở về tịnh xá Long Uyên. Thuyết giảng trai sám, tuổi già mà không biết mỏi mệt. Nhằm niên hiệu Nghĩa Hy thứ 8 đời Tấn1(412) thì Ngài thọ tịch ở trong chùa. Thọ bảy mươi sáu tuổi. Lúc lâm chung Ngài căn dặn hãy tuân thủ luật nghi và bảo đệ tử: Kinh nói: giới như đất bằng, các điều thiện đều sanh ra từ đó. Các ông trong bốn oai nghi phải hết sức cẩn thận. Lấy kinh sách ở Giang đông trao cho đệ tử Ðạo Hoằng, lấy pháp điển ở Giang tây phó chúc cho đệ tử Ðàm Lang. Hạnh nguyện của Ðạo Hoằng thanh cao. Thần ngộ của Ðàm Lang do thiên phát. Cả hai vị đều nối gót thầy xiển dương giáo pháp. |
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |