● Có nghĩa là chân lý tự nhiên sẵn có không cần phải tạo tác. Sách Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết, quyển 1, giảng: “Lý không phải tạo tác thì gọi là thiên chân”. Như vậy, “thiên chân Phật” chính là Phật sẵn có trong chân tâm, tức Pháp Thân.
● (偏真) là chân lý chưa rốt ráo, nghĩa là cái thấy của Tiểu Thừa chưa trọn vẹn, mới chỉ chứng Ngã Không, chưa chứng được Pháp Không nên gọi là Thiên (偏:lệch lạc).