● Tên của Đức Phật A-di-đà khi còn làm vị Tì-kheo xuất gia tu hành trong chúng hội của Đức Phật Thế Tự Tại Vương thời quá khứ.
● Kho tàng giáo pháp bao hàm những pháp đức Phật đã thuyết
● (643-712): e: worthy guard; c: xian shou. Ngài cũng có tên là Hiền Thủ (賢守), họ Khang, người Hoa gốc Khang-cư. Tổ tiên của ngài vốn ở nước Khang-cư, đến đời ông nội thì cả gia tộc đều dời sang Trung-quốc, cư trú tại Trường-an. Thuở nhỏ ngài thờ đại sư Trí Nghiễm (602-668) làm thầy, nghe giảng kinh Hoa Nghiêm, liền thâm nhập được huyền chỉ của kinh. Sau khi đại sư Trí Nghiễm viên tịch, ngài xin y chỉ với đại sư Bạc Trần (sư huynh của ngài); lúc đó ngài đã 28 tuổi. Ngài thông thạo Phạn ngữ và các ngôn ngữ khác ở miền Tây-vức, nên đã được vua cử tham dự dịch trường của pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713), trước sau dịch được Tân Hoa Nghiêm Kinh, Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh, v.v… cả thảy hơn chục bộ. Ngài cũng đã từng giảng cho nữ hoàng Vũ Tắc Thiên nghe về thâm nghĩa của giáo lí “thập huyền duyên khởi”, đã dùng ngay tượng con sư tử vàng ở góc điện làm ví dụ, làm cho bà thấu hiểu nghĩa lí một cách dễ dàng, mau lẹ; sau đó, ngài đã dùng chính đề tài này mà soạn thành chương “Sư Tử Vàng” (Kim Sư Tử). Ngài đã dành hầu trọn cuộc đời để giảng dạy kinh Hoa Nghiêm, và hoàn thành việc tổ chức nền giáo học Hoa Nghiêm; bởi vậy, ngài đã được tôn làm vị tổ thứ ba của Hoa Nghiêm tông.
Ngoài ra ngài còn chú thích các kinh Lăng Già, Mật Nghiêm, Phạm Võng, và luận Khởi Tín. Ngài cũng đã phỏng theo cách thức của tông Thiên Thai, đem các hệ tư tưởng của Phật giáo phân làm “ngũ giáo thập tông”, trong đó, hệ thống tư tưởng Hoa Nghiêm được ngài cho là cao sâu bậc nhất. Ngài viên tịch năm 712 (năm đầu đời vua Đường Huyền-tông), thế thọ 70 tuổi. Trước tác của ngài rất nhiều, như: Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Kí, Hoa Nghiêm Liệu Giản, Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương, Hoa Nghiêm Cương Mục, Hoa Nghiêm Huyền Nghĩa Chương, Đại Thừa Mật Giáo Kinh Sớ, v.v… cả thảy hơn 20 bộ