Tịch Tịnh

● Là vắng lặng, không có phiền não, là tên khác của Niết Bàn. Là trạng thái tâm không còn hết thảy vọng tưởng, do vọng tưởng đã bị sức quán chiếu phá trừ sạch. Tuy thế, ta vẫn còn có tri giác, có thần thức, có giác tánh, nhận biết sự vật đúng như bản chất của chúng, khả năng đó gọi là “tinh tinh”. Như vậy, nhận biết sự vật rõ ràng không phân biệt, không chấp trước, trong tâm không lưu lại bóng dáng trần cảnh thì đó là đúng, tu tập không sai nên mới nói “tinh tinh tịch tịch thị” (hay nói cách khác là “chiếu mà tịch”). Nếu không thể nhận biết sự vật, chỉ đắm chấp nơi tịch tịch thì đã tu tập sai (ta thường gọi là “trầm không trệ tịch”) thì là sai, nên mới nói “vô ký tịch tịch phi”. Tâm vắng lặng, không vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nhưng vẫn có công năng thấu hiểu sự vật rõ ràng (nói cách khác là “tịch nhưng chiếu”) thì là đúng nên mới nói “tịch tịch tinh tinh thị”. Nếu hiểu biết phát sanh từ cái tâm loạn tưởng thì là sai, nên mới nói “loạn tưởng tinh tinh phi”.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.