● Lại tên là Sanh không, Ngã không: nghĩa là quán sát cái thân con người là do năm uẩn mượn lẫn nhau để hòa hợp làm một cái nhơn tướng, lại là do nơi nhơn duyên cũng như đủ điều kiện mới sanh thành ra được bằng cách giả dối. Vì biết trong đó nó chẳng có cái ngã thể là “thường” hay “nhứt” gì hết nên nói là “nhơn không”. Chứng nhận được lẽ chơn không rồi, nhơn đó đoạn được tất cả phiền não, rốt đắc quả Niết Bàn, đó là chỗ cực điểm của Tiểu thừa giáo. Bên Ðại Thừa lập ra cái lýTất cả pháp “sự vật” đều có cái tánh Chơn Như, rằng không cái chấp nhơn ngã (đối với pháp ngã) đó, là nói nhơn không để rõ tánh Chơn Như. Sách Khổng Chương Mục nói: “Ðến không còn ngã chấp là rõ bày tánh Chơn Như, gọi là nhơn không”.
Nhơn Không
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội