● (Nāga), theo Huyền Ứng Âm Nghĩa, quyển 23, có nghĩa gốc là “rồng, voi, vô tội”. Về sau, từ ngữ này thường được dùng để xưng tụng Phật hoặc La Hán, nhằm sánh ví những bậc có đại lực dụng. Đại Trí Độ Luận, quyển 3 viết“Ma Ha là lớn, Na là Vô, Già là Tội. A La Hán đoạn các phiền não, cho nên gọi là Đại Vô Tội (Ma Ha Na Già)”. Thiền Định của Phật cũng được gọi là Na Già Đại Định như luận Câu Xá, quyển 13 chép“Có các bộ (các bộ phái Tiểu Thừa) nói, chư Phật Thế Tôn thường ở trong Định, tâm chỉ là lành, không có tâm vô ký. Vì thế, Khế Kinh chép‘Na Già hành tại Định, Na Già trụ tại Định, Na Già tọa tại Định, Na Già ngọa tại Định” (Đức Thế Tôn đi, đứng, ngồi, nằm thường ở trong Định).
Na Già
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội