● Trích dịch đoạn kinh Chiêm Sát mô tả mộc luân như sau : “Này thiện nam tử! Muốn học về tướng trạng của mộc luân thì trước hết nên khắc gỗ [thành từng khối] to chừng ngón tay út, sao cho kích thước chừng một tấc, khúc giữa khắc thành bốn mặt vuông vắn, còn từ hai đầu thì vạt xéo cho nhỏ dần đi. Ngửa tay gieo sang bên cạnh để dịch chuyển. Do vì nghĩa này nên gọi là luân (tức là có do có thể di chuyển được nên gọi là luân). Lại do tướng này có thể phá hoại lưới nghi tà kiến của chúng sanh, chuyển hướng theo chánh đạo đến chỗ an ổn nên gọi là Luân. Luân tướng có ba thứ sai biệt. Những gì là ba? Một là luân tướng biểu thị những thiện nghiệp đã làm trong đời quá khứ, loại luân này gồm mười khối. Luân tướng thứ hai biểu thị những nghiệp đã tạo được tích góp trong đời quá khứ lâu, gần, mạnh, yếu, lớn, nhỏ. Loại luân này gồm ba khối. Loại luân tướng thứ ba biểu thị sự thọ báo sai biệt trong ba đời. Loại luân này gồm sáu khối. Nếu muốn xem xét thiện nghiệp, ác nghiệp sai biệt đã tạo trong đời quá khứ thì khắc gỗ thành mười luân. Dựa theo mười luân này mà ghi tên Thập Thiện. Mỗi một điều thiện ghi trên một luân, ghi nơi một mặt. Kế đến, ghi Thập Ác tương ứng với Thập Thiện (ở mặt kia của mỗi luân)…”
Luân Tướng
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội