● Là chín quan chức chủ yếu trong chính phủ trung ương vào đời Tần Hán, thông thường cũng dùng để gọi chung cả triều đình, gồm có Phụng Thường, Lang Trung Lịnh, Vệ Úy, Thái Phó, Đình Úy, Điển Khách, Tông Chánh, Trị Túc Nội Sử, Thiếu Phủ. Từ đời Ngụy Tấn trở đi, vai trò của chức Cửu Khanh nhẹ đi, quyền xử lý triều chánh giao cho các ty sở thuộc Thượng Thư Đài. Từ thời Tùy Đường cho đến đời Tống, chức Cửu Khanh ngạch trật rất cao nhưng không có thực quyền, chỉ có chức Tông Chánh là giữ nguyên quyền hạn, không thay đổi. Triều Minh thì Lục Bộ Thượng Thư, Đô Sát Viện Đô Ngự Sử, Đại Lý Tự Khanh, Thông Chánh Sứ Ty hợp thành “Đại Cửu Khanh”; Thái Thường Tự Khanh, Thái Phó Tự Khanh, Quang Lộc Tự Khanh, Chiêm Sự, Hàn Lâm Học Sĩ, Hồng Lô Tự Khanh, Quốc Tử Giám Tế Tửu, Uyển Mã Tự Khanh, Thượng Bảo Ty Khanh là “Tiểu Cửu Khanh”. Triều Thanh, Cửu Khanh chỉ chung những chức những trưởng quan độc lập ngoài Lục Bộ Thượng Thư, nhưng chẳng có phạm vi rõ ràng. Ngoài ra, còn gọi Tông Nhân Phủ Phủ Thừa, Chiêm Sự, Thái Thường Tự Khanh, Thái Phó Tự Khanh, Quang Lộc Tự Khanh, Hồng Lư Tự Khanh, Quốc Tử Giám Tế Tửu, Thuận Thiên Phủ Phủ Doãn, Tả Hữu Xuân Phường Thứ Tử là “Tiểu Cửu Khanh”
Cửu Khanh
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội