● Một động tác thường có hai phần: phần chủ thể gây nên động tác, và phần đối tượng mà động tác ấy ảnh hưởng đến. Trong thuật ngữ Phật học, chữ “năng” được dùng để chỉ cho phía chủ thể; và chữ “sở” được dùng để chỉ cho phía đối tượng. Hai chữ này được dùng rất thường xuyên, tạo thành những đôi thuật ngữ ngắn gọn, xuất hiện rất nhiều trong kinh luận. Ví dụ: “Tâm biết (tri) vật”, thì TÂM gọi là “năng tri”, VẬT gọi là “sở tri”; “mắt thấy (kiến) sắc”, thì MẮT gọi là “năng kiến”, và SẮC gọi là “sở kiến”; “ý thức phân biệt pháp trần”, thì Ý THỨC gọi là “năng phân biệt”, và PHÁP TRẦN gọi là “sở phân biệt”; v.v. Chẳng hạn, chúng ta đọc sách thì nhãn thức và ý thức là Năng, cuốn sách được đọc là Sở. Năng lễ, sở lễ thì năng là thân, sở lễ là Phật. Mắt là năng thấy, vật là sở thấy; tai là năng nghe, âm thanh là sở nghe.
Năng Sở
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội