● (Panchen Erdeni), có nghĩa là đại học giả. Danh xưng này do Đại Lai Lạt Ma đời thứ năm (Ngawang Lobsang) đã tôn xưng thầy mình là Lobsang Choekyi, và do Đại Lai Lạt Ma thứ năm đã tự xưng là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, đương nhiên thầy ông ta được tôn xưng là hóa thân của A Di Đà Phật. Đồng thời, ông ta cũng tôn xưng ba đời trước của tu viện trưởng tu viện Tashilungpo đều là các vị Ban Thiền Lạt Ma. Do vậy, Lobsang Choekyi trở thành Ban Thiền đời thứ tư. Do vị Ban Thiền thứ nhất là Khedrup Je cũng là một đại đệ tử của đại sư Tsong Khapa, nên các vị Ban Thiền đời đời là được coi là đồ đệ của Tsong Khapa. Tuy có quan hệ thầy trò, nhưng giữa Ban Thiền và Đạt Lai thường xảy ra xung đột về quyền bính. Ban Thiền Lạt Ma đời thứ chín (Thubten Choekyi Nyima) do tranh chấp quyền bính và thuế má với Đại Lai Lạt Ma đời thứ mười ba đã phải trốn chạy sang Mông Cổ vào năm 1924 và chết tại thành phố Gyêgu thuộc vùng tự trị Ngọc Thụ của Trung Hoa. Ban Thiền Lạt Ma thứ mười đã từng nhờ tướng lãnh quân phiệt Mã Bộ Phương đem quân đánh nhau với chính quyền Lhasa để giành quyền cai trị vùng Gyaltsen của Tây Tạng. Sau đó, ông ta cộng tác chặt chẽ với chính quyền Mao Trạch Đông trong việc sát nhập Tây Tạng vào Trung Hoa. Khi Đại Lai Lạt Ma lưu vong, Ban Thiền Lạt Ma đã trở thành chủ tịch bù nhìn ủy ban lâm thời tự trị Tây Tạng. Sau khi đi thăm khắp Tây Tạng với sự cho phép của Bắc Kinh vào năm 1962, Ban Thiền Lạt Ma vỡ mộng, viết thư phản đối gởi lên Mao Trạch Đông và chính quyền Trung Cộng, nên bị chính quyền Bắc Kinh giam cầm mãi cho đến năm 1977 mới được thả, nhưng vẫn tiếp tục bị giam lỏng tại nhà cho đến năm 1982. Từ năm 1978, ông ta đã hoàn tục, cưới vợ và có một người con gái. Tuy thế, người Tây Tạng vẫn tôn sùng Ban Thiền và dòng hóa thân này vẫn có Ban Thiền đời thứ mười một. Hiện thời người Tây Tạng vẫn đang tranh đấu để Trung Cộng phóng thích Ban Thiền Lạt Ma đời thứ mười một và coi Ban Thiền Lạt Ma đương nhiệm là bù nhìn giả mạo của chính quyền Bắc Kinh.
Ban Thiền
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội