● (四分律, Dharmagupta-vinaya). Bộ luật này được đưa vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh thuộc tập 22, kinh số 1428, tổng cộng có 60 quyển, do các ngài Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch từ Phạn văn sang Hán văn vào đời tại Trường An từ năm 410 đến 412 vào thời Diêu Tần. Đây là giới luật được truyền thừa theo truyền thống Pháp Tạng Bộ của Thượng Tọa Bộ tại Ấn Độ. Bộ luật này được chia thành bốn phần:
1.Luật tỳ-kheo
2.Luật tỳ-kheo-ni
3.Nói về những quy định thông thường trong sinh hoạt như Tự Tứ, quần áo, thuốc men, y Ca Thi Na v.v…
4.Những quy định về phòng ốc, điều bộ Tỳ Ni v.v… Theo truyền thống, bộ luật này được coi là do tôn giả Pháp Chánh (Dharmagupta, còn phiên âm là Đàm Vô Đức) hội tập từ Giới Bổn được lưu truyền trong Thượng Tọa Bộ. Sau khi bộ luật này được dịch sang tiếng Hán, vẫn chưa được phổ biến, mãi đến đời Bắc Ngụy Văn Đế, ngài Pháp Thông Luật Sư bắt đầu hoằng truyền, môn nhân là Đạo Phú viết sớ giải. Sau đấy, các vị Huệ Quang, Trí Thủ tiếp tục hoằng dương Tứ Phần Luật. Môn nhân của ngài Trí Thủ là Đạo Tuyên Luật Sư đã hệ thống hóa, biên tập, chú giải hoàn chỉnh Tứ Phần Luật, khiến cho Tứ Phần Luật có ảnh hưởng lớn nhất đối với Phật Giáo Trung Hoa. Bộ Tứ Phần Luật Xan Phiền Bổ Khuyết Hành Sự Sao của ngài Đạo Tuyên là một tác phẩm trọng yếu để nghiên cứu Tứ Phần Luật.