● Là những tín vật nhằm thể hiện sự trao quyền của vua cho các quan vâng chiếu tuần thú, hoặc trao quyền cho các tướng lãnh điều binh khiển tướng. Phù thường là ấn tín hoặc lệnh bài, các thẻ khắc cầu kỳ, hoặc tín vật có khắc huy hiệu riêng. Thoạt đầu, Phù thường là một mảnh kim khí hay mảnh trúc có khắc tín hiệu theo quy định, được bẻ làm hai. Khi gặp nhau, nếu ghép vào nhau khít khao thì sẽ chấp nhận người cầm tín phù ấy đúng là người được bề trên cử tới. Về sau, Phù chỉ là tín vật có chạm khắc những biểu tượng riêng, nhìn vào biết ngay là huy hiệu thể hiện chức quyền của một người nào đó. Tiết là cờ lệnh. Chẳng hạn như thời Hán quy định Tiết có cán làm bằng trúc, sơn màu vàng hoặc đỏ, dài tám thước (một thước thời Hán là 32cm), trên cán buộc đuôi trâu thành chùm. Càng về sau, Tiết càng hoa lệ, cầu kỳ. Đến đời Minh, Tiết có cán sơn son thếp vàng, trên đỉnh bịt đồng mạ vàng có hình đầu rồng, thắt nhiều quả cầu kết bằng tơ hồng treo bằng dây tơ bện thắt cầu kỳ. Đời Thanh, giảm số quả cầu xuống còn năm cái, nhưng thêm chuông mạ vàng v.v… Hễ có Phù thì có cờ hiệu (Tiết) tương ứng; “nhược hợp phù tiết” nghĩa đen là giống như phù và tiết phù hợp nhau.
Phù Tiết
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội