Ấu Học Quỳnh Lâm

● Là sách vỡ lòng cho trẻ học. Tác phẩm này vốn có tên là Ấu Học Tu Tri do Ngô Đăng Cát (tự Doãn Thăng) biên soạn vào cuối đời Minh, sau đó được Trâu Thánh Mạch tu chỉnh, viết lời chú giải, đổi tên thành Ấu Học Cố Sự Quỳnh Lâm, đến thời Dân Quốc, được Phí Hữu Dung, Diệp Phố Tôn và Thái Đông Phiên tu chỉnh lần nữa, gọi gọn là Ấu Học Quỳnh Lâm. Sách được viết theo loại Biền Văn, đăng đối rất hoàn chỉnh, chữ dùng chọn lọc, dễ đọc, dễ nhớ, bao gồm rất nhiều kiến thức cơ bản (theo quan niệm thời ấy), xin trích một đoạn đầu : “Hỗn độn sơ khai, càn khôn thỉ định. Khí chi khinh thanh, thượng phù giải vi thiên, khí chi trọng trược hạ ngưng giả vi địa. Nhật, nguyệt, ngũ tinh, vị chi thất chánh, thiên địa dữ nhân, vị chi tam tài. Nhật vi chúng dương chi tông, nguyệt nãi thái âm chi tượng. Hồng danh đế đông, nãi thiên địa chi dâm khí, nguyệt lý thiềm thừ, thị hạo phách chi tinh hoa” (Hỗn độn sơ khai, trời đất vừa định. Khí trong nhẹ nổi lên là trời, khí nặng đục chìm xuống là đất. Mặt trời, mặt trăng, năm ngôi sao, gọi là Thất Chánh. Trời, đất và con người gọi là Tam Tài. Mặt trời đứng đầu các loại thuộc dương, mặt trăng là hình tượng của thái âm. Mống trời còn gọi là cầu vồng, chính là khí ẩm thấp trong trời đất [kết thành], con cóc trong mặt trăng chính là tinh hoa của hồn phách mênh mông [trong vũ trụ]).

This entry was posted in . Bookmark the permalink.