Trưởng-giả

● Tiếng Phạm gọi là “Nghị-lực-hạ-bát-để” (Drha-pati). Đây là một thuật ngữ rất thường xuất hiện trong kinh điển Phật giáo, nguyên nó có nghĩa là người chủ nhà hay người cư sĩ; nhưng người Ấn-độ thường dùng nó để chỉ cho những người giàu có, những đại thương gia cự phú. Riêng trong kinh điển Phật giáo, từ “trưởng giả” thường được dùng để chỉ cho hạng người hào phú, lớn tuổi, có trí tuệ, có đạo đức cao trọng trong xã hội. Bộ Pháp-Hoa Huyền-tán quyển 10 nói: “Trưởng-giả là người tâm bình, tính thẳng, nói thực, làm chăm, tuổi nhiều, của lắm”. Người Trung-quốc dùng từ “trưởng giả” để gọi những vị cao niên mà có đạo đức. Trong tiếng Việt, từ này cũng có nghĩa giống như trong tiếng Hoa, nhưng thường thì ít ai dùng với ý nghĩa đó, mà với ý nghĩa ngược lại, tức là không cần có đạo đức. Khi nói đến một “nếp sống trưởng giả”, thì có nghĩa, đó là cái nếp sống của một người giàu có nhưng thiếu hiểu biết, thích làm sang, thích làm “kẻ cả”, thích khỏe thân mà không chịu khó

This entry was posted in . Bookmark the permalink.