● (Keyura) xuất từ tiếng Phạn, chỉ cho xâu chuỗi ngọc qúy mà người nam, người nữ qúy tộc Ấn độ ngày xưa thường đeo mang làm trang sức. Chữ anh (纓) trong chánh văn có bộ mịch, đôi khi đồng nghĩa với chữ anh (瓔) có bộ ngọc. Vì là dịch âm nên dùng chữ anh có bộ mịch hay bộ ngọc đều được cả, tuy nhiên người ta quen dùng chữ anh có bộ ngọc hơn. Trong đạo Phật, chuỗi anh lạc được ví như giới luật để trang nghiêm pháp thân. Chữ giải ở đây có nghĩa là phân ra, cắt ra, chia lìa, cởi bỏ, phân tích, hiểu biết, đưa đi. Bất tu giải là không cần phân ra, cắt ra. Sự kiện chuỗi anh lạc của bồ tát Quan Thế Âm phân ra là theo phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp HoaSau khi nghe đức Phật tán thán thần lực và phương tiện lực của bồ tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Vô Tận Ý liền “cởi xâu chuỗi anh lạc bằng các thứ châu báu đeo nơi cổ, giá trị bằng trăm ngàn lượng vàng mà dâng cúng cho bồ tát Quan Thế Âm”. Bồ Tát Quan Thế Âm nhận rồi phân ra làm hai phần, một phần hiến cúng đức Phật Thích Ca và một phần hiến cúng tháp Phật Đa Bảo. Với thần lực của bồ tát Quan Thế Âm thì sự phân chia chuỗi ngọc không có chút gì nhọc công, cầm trên tay một xâu, tự nhiên biến thành hai xâu ngắn hơn. Người trì tụng kinh Cứu Khổ hay thần chú Cứu Khổ sẽ dược thoát khỏi khổ nạn một cách tự nhiên, đó không phải là nhờ thần lực gia hộ của bồ tát Quan Thế Âm hay sao?
Anh Lạc
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội