● Là danh từ chỉ chung các loại xe bằng gỗ khảm ngọc, khảm vàng của đế vương thời cổ. Do các loại xe này không dùng trong chiến trận nên gọi là “đức xa”. Đề thi trên đây được ra theo một câu nói trong thiên Khúc Lễ của sách Lễ Ký: “Binh xa bất thức, vũ xa tuy tinh, đức xa kết tinh” (Binh xa thì không trang hoàng, vũ xa thì buộc cờ tinh, còn đức xa thì cắm cờ tinh). Theo Khổng Dĩnh Đạt, “tinh” là một loại cờ hiệu kết bằng lông chim, về sau được dùng để chỉ chung các loại cờ hiệu nhằm biểu trưng quyền lực. Theo ông Khổng, chỉ cắm cờ tinh trên đức xa với một số lượng ít nhằm thể hiện mỹ đức của vua mà thôi. “Vũ xa” là xe bọc da trâu. Nếu trên xe ấy cắm gươm giáo thì gọi là “binh xa”. Do vũ xa nhằm biểu hiện oai quyền của đế vương nên buộc thật nhiều cờ tinh quanh xe, còn binh xa thì đã có gươm giáo để thị oai nên không cần buộc cờ tinh nữa.
Đức Xa
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội