● Đây chính là vị quốc sư đã soạn Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp (thường gọi tắt là Thủy Sám). Quốc sư là người xứ Hồng Nhã, My Châu (nay thuộc Tứ Xuyên), pháp danh Tri Huyền, pháp hiệu Hậu Giác, xuất gia với pháp sư Pháp Thái năm 11 tuổi, chuyên nghiên cứu kinh Niết Bàn. Sở học của Sư vượt trỗi, năm 13 tuổi đã được tăng chúng chùa Đại Từ ở Tứ Xuyên cung thỉnh thăng tòa thuyết pháp, người nghe bội phục, than thở không thôi, thanh danh vang dội đến tận kinh thành tuy Sư mới chỉ là một chú tiểu! Đường Vũ Tông ham mê Đạo giáo, thích luyện đan tu tiên, bèn hạ lệnh Sư phải tranh luận với Đạo Sĩ nhằm hạ nhục Phật giáo. Ngài Tri Huyền biện luận lưu loát, vạch ra những chỗ xằng bậy của lũ Đạo Sĩ, can gián vua không nên mê tín. Sư nói rất thẳng, không nể nang chút nào, suýt mấy lần bị vua và lũ quần thần xu nịnh kết tội. Vua tuy không tin Phật, nhưng tâm gièm pha Phật giáo cũng giảm bớt mấy phần. Đến đời Đường Tuyên Tông, vua triệu ngài Tri Huyền vào cung giảng pháp, khâm phục khôn cùng, ban ca-sa tía, cho phép các chùa từng bị phế bỏ dưới thời Vũ Tông được trùng hưng. Từ đó, Sư du hóa khắp nơi, chấn hưng Phật giáo Trung Quốc. Đến đời Đường Ý Tông, vua tôn Sư làm Quốc Sư, ban tòa ngồi giảng pháp bằng trầm hương, giữ lễ đệ tử hết sức cung kính. Do vậy, Sư khởi tâm kiêu mạn, bị ghẻ mặt người mọc trên đầu gối, may được Ca Nặc Ca Bồ Tát hóa độ, thuyết pháp, chữa trị. Sư tỉnh ngộ, soạn bộ Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp. Do Trường An (nay là Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây) là kinh đô thời ấy, nên giọng đất Tần được coi là giọng chuẩn.
Ngộ Đạt quốc sư
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội