Lâm Giang Tiên

● Là một điệu hát được các ca nhi dùng trong các tiệc rượu (nhất là trong các cuộc tửu lệnh, nghĩa là ca nhi ôm đàn hát, cứ mỗi một chữ, chén rượu được chuyền sang người bên cạnh. Khi tới chữ nào nằm đúng vần trong lời Từ hoặc khi ca khúc chấm dứt, người cầm chén lúc ấy phải uống cạn). Lời ca được viết theo Từ Điệu, tức là những bài thơ ngắn, không theo thể thức như thơ Đường hoặc các loại thơ khác, mà gieo vần và mẹo luật uyển chuyển hơn nhằm dễ diễn tả cảm xúc. Lâm Giang Tiên còn có tên là Tạ Thân Ân, Nhạn Hậu Quy, Họa Bình Xuân v.v… Bài từ này gồm 58 chữ, chữ dùng phải tuân theo luật bằng trắc nhất định, chia làm hai đoạn, những chữ ăn vần với nhau phải cùng vần bằng. Câu hai, ba, năm, bảy, tám, chín phải vần với nhau. Chẳng hạn, Dương Thận đã viết một bài Lâm Giang Tiên Từ như sau (những chữ in đậm là những chữ ăn vần với nhau): “Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy, lãng hoa đào tận anh hùng, thị phi thành bại chuyển đầu không, thanh sơn y cựu tại, kỷ độ tịch dương hồng, bạch phát ngư tiều giang chử thượng, quán khan thu nguyệt xuân phong, nhất hồ trược tửu hỷ tương phùng, cổ kim đa thiểu sự, đô phó tiếu đàm trung” (Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông, sóng mòi vùi lấp sạch anh hùng, đúng sai, thành bại hóa thành không, núi xanh còn đó y như cũ, mấy độ tà dương rực ánh hồng, bến nước ngư tiều đều bạc tóc, lặng ngắm trăng thu, hóng gió xuân, một bầu rượu đục mừng tao ngộ, bao chuyện xưa nay một trận cười).

This entry was posted in . Bookmark the permalink.