● Có ba loại:
1.Lục Chủng Chấn Động là trong sáu lúc đại thiên sẽ chấn động: Khi Phật nhập thai, xuất thai, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết Bàn.
2.Lục Chủng Chấn Động là sáu phương cùng chấn động, tức Đông phương trồi lên Tây phương hụp xuống, Nam phương trồi lên, Bắc phương hụp xuống v.v…
3.Lục Chủng Chấn Động theo Kinh Hoa Nghiêm, đó là:
4.Động (lay động),
5.Khởi (nhô dần từ thấp lên cao),
6.Dũng (đột nhiên vọt lên),
7.Chấn (phát ra tiếng động âm ỉ),
8.Hống (tiếng gầm rống của loài thú),
9.Kích, diêu (phát ra tiếng dội ầm ầm). Động, Khởi, Dũng là hình thức của địa chấn; còn Chấn, Hống, Kích là âm thanh địa chấn.
Khi xảy ra các thứ chấn động này, chúng sanh không thể nhận biết, kinh Phật ví phàm phu lúc ấy như đứa con nằm trong nôi, dù nôi đu đưa vẫn ngủ say sưa. Chỉ những ai đắc Thiên Nhãn Thông mới nhận biết được sự chấn động này.