● 尋思 e: discursive thought/contemplative consideration. Cựu dịch là Giác Quán. Thô tư gọi là Giác, tế tư gọi là Quán. Tầm và tư (cũng gọi là “tầm và từ) là hai tâm sở bất định (có thể là thiện, có thể là ác, không nhất định. Ở đây, chúng là hai pháp tu tập của hành giả Bồ-tát ở hai bậc Noãn và Đảnh, cho nên chúng là hai tâm sở thiện. “Tầm” là suy nghĩ, tìm hiểu sự lí một cách sơ lược; có thể nói, đó là bước đầu ý thức chú ý đến đối tượng và biết được cái bề ngoài của đối tượng đó, như ta chú ý đến cái hoa và đến đứng nhìn cái hoa, biết hoa tên gì, màu gì. “Tư” là suy nghĩ, tìm hiểu sự lí một cách kĩ càng, sâu sắc, là đi vào từng chi tiết của nội dung đối tượng; như khi đã nhìn cái hoa, ta lại đặt ra các câu hỏi: Hoa này do đâu mà có; cái gì nuôi sống nó; nó liên quan đến vũ trụ như thế nào; có phải là vật trường cửu không; ý nghĩa sinh diệt của nó thế nào; v.v…, và ta tìm những câu trả lời
Tầm Tư
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội