● Hay gọi đủ là Thích Ca Văn Ni là cách phiên âm khác của chữ Thích Ca Mâu Ni (đa phần các bản kinh dịch trước thời pháp sư Cưu Ma La Thập dùng cách phiên âm này). Chẳng hạn như trong Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh (mất tên người dịch), có ghi: “Kim ngã tác Thích Ca Văn Ni Phật, tánh Cù Đàm” (nay ta là Thích Ca Văn Ni Phật, họ Cù Đàm). Phẩm Nhập Lục Đạo Chúng Sanh của Bồ Tát Tùng Đâu Thuật Giáng Thần Mẫu Thai Thuyết Phổ Tế Kinh (Bồ Tát từ trời Đâu Suất giáng thần vào thai mẹ nói kinh cứu tế rộng khắp) do ngài Trúc Pháp Niệm dịch có câu: “Thích Ca Văn Ni Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Sư Phật Thế Tôn nay đang ở trong thai mẹ rộng nói pháp tạng vô thượng thâm yếu”. Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Kinh (do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn) khi nhắc đến danh hiệu đức Phật Thích Ca đều viết là Thích Ca Văn v.v…
Thích Ca Văn
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội