Cửu-Lưu

● Là cách phân loại, hệ thống hóa các học phái thế tục và Địa Vị trong xã hội Trung Hoa thời cổ, chủ yếu là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Theo như thiên Nghệ Văn Chí trong Hán Thư, Cửu Lưu là:

1.Nho gia.

2.Đạo gia.

3.Âm Dương gia: Chuyên nghiên cứu Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch học, đại biểu là Trâu Diễn, Quỷ Cốc Tử v.v…

4.Pháp gia: Chuyên nghiên cứu pháp luật, đề xướng trị dân bằng pháp luật nghiêm khắc, cường điệu vai trò tuyệt đối của nhà vua và trung ương tập quyền trong việc bình trị xã hội. Những nhân vật đại biểu là Quản Tử, Hàn Phi, Thân Bất Hại, Thương Ưởng v.v…

5.Danh gia: Tập trung biện luận Danh và Thật, chú trọng luận lý, nhiều khi trở thành bàn chuyện viễn vông, chỉ lo công kích mạt sát lẫn nhau, tạo nên những tranh luận ồn ào, chẳng ích lợi gì cho xã hội. Có những người trở thành ngụy biện như Công Tôn Long chủ trương ngựa trắng không phải là ngựa, đá cứng không phải là đá (do vậy, thường được gọi là Kiên Bạch học thuyết).

6.Mặc gia: Những người theo chủ trương Kiêm Ái của Mặc Địch, học phái này gần như diệt mất từ thời Hán Vũ Đế.

7.Tung Hoành gia: Những chính khách hay thuyết khách theo chủ trương liên kết hay chia rẽ các nước chư hầu nhà Châu để tạo thế lực. Những nhân vật nổi tiếng nhất là Trương Nghi, Tô Tần, Cam Mậu, Phạm Chuy v.v…

8.Tạp gia: Những người kiêm nhiều học phái, hoặc tận dụng mọi học thuyết để đạt mục đích như Lã Bất Vy chẳng hạn.

9.Nông gia: Chủ trương phát triển nông nghiệp, nghiên cứu tạo giống lúa mới và cải tiến kỹ thuật canh tác. Nhân vật xuất sắc nhất trong học phái này là Hứa Hành

This entry was posted in . Bookmark the permalink.