● (Pramiti), dịch nghĩa là Cực Lượng, người xứ Trung Ấn, không rõ năm sanh và năm mất, sau khi dịch kinh Lăng Nghiêm, Ngài trở về Ấn Độ (có thuyết nói Ngài bị quốc vương Trung Thiên Trúc cho người bắt Ngài về Ấn trị tội đã lén lút truyền kinh Lăng Nghiêm ra ngoài), không rõ mất năm nào. Năm Thần Long nguyên niên (705) đời Đường Trung Tông, Sư đến đạo tràng Chế Chỉ (nay là chùa Quang Hiếu) ở Quảng Châu, Ngài là vị “dịch chủ”, tức là vị đứng đầu Hội Đồng Phiên Dịch, chủ tọa đạo tràng dịch Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Chính ngài tụng nguyên bản Phạn văn của Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm gồm 10 quyển, sa-môn Di Già Thước Khư dịch nghĩa, sa môn Hoài Địch dịch văn, cư sĩ Phòng Dung làm nhiệm vụ Bút Thọ (biên tập, nhuận sắc, hiệu chỉnh). Phòng Dung là người xứ Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, từng làm quan đến chức Chánh Gián Đại Phu Đồng Phượng Các Loan Đài Bình Chương Sự. Do ông này có họ hàng với Trương Dịch Chi, “ái thiếp” của Võ Tắc Thiên, nên khi Đường Trung Tông lên ngôi, đã triệt hạ những sủng thần của Võ Tắc Thiên, khiến Phòng Dung bị vạ lây, bị đày ra Khâm Châu, chết ở đó. Ông tham gia vào đạo tràng dịch kinh của ngài Bát Lạt Mật Đế trong thời gian tạm ngụ tại Quảng Châu trên đường đi đày.
Bát Lạt Mật Đế
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội