Năm 1856

Năm 1856 (Bính Thìn – PL.2400), niên hiệu Tự Đức (1847-1883) thứ 10, đời vua Dục Tông (Hồng Nhậm, 1847-1883).

– Ngày 03 tháng 5 năm Bính Thìn, Thiền sư Chương Huấn – Tông Giáo, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 38, trụ trì chùa An Dưỡng (Diên Khánh), khắc bản in bộ Đại Khoa Du Già hoàn thành.

– Ngày 15 tháng 7 năm Bính Thìn, Thiền sư Tánh Hồng – Hải Tạng đứng ra xây dựng lại chùa Thiên Lộc Thiền Tông nay thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn, Thiền sư Minh Huyên – Pháp Tạng (1807-1856) họ Đoàn, sinh tại làng Tòng Sơn, huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh (Đồng Tháp), thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 38, được dân làng tôn là Phật thầy Tây An, trụ trì chùa Tây An (Châu Đốc) thị tịch, trụ thế 49 năm.

– Thiền sư Hải Toàn – Linh Cơ (1823-1896) được vua Tự Đức bổ làm Tăng cang chùa Diệu Đế ở phủ Phú Xuân, nay thuộc Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên.

– Thiền sư Thanh Từ – Huệ Đắc (?-1897) được cung thỉnh về trụ trì chùa Thiền Long tại thôn Xuân Hòa, xã Phong Nẫm, Phan Thiết.

– Thiền sư Nguyên Phước cùng đệ tử là Thiền sư Tịnh Quang về hoằng hóa ở chùa Tiên Đài (Bến Tre).

– Thiền sư Thanh Quang – Ngộ Hiện, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 39, kế thế trụ trì chùa Thanh Trước, nay tại ấp Giò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang (1856-1906).

– Sa-di ni Hải Châu – Thiện Hương (1808-1856) thế danh Nguyễn Phước Ngọc Cơ, pháp danh Hải Châu, tự Thiện Hương, con gái thứ mười ba của vua Gia Long, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 40, trụ ở chùa Đông Thuyền (Thuận Hóa, Huế), thị tịch, hưởng dương 49 tuổi. Vua Tự Đức truy tặng cô tước hiệu là Định Hòa thái trưởng công chúa, thụy Đoan Nhàn (BGN – 836).

– Sa-di ni Hải Thông – Đạo Ý (1813-1889) kế thế trụ trì chùa Đông Thuyền ở đồi Dương Xuân, xứ Thuận Hóa, Huế.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.