Năm 1900 (Canh Tý – PL.2444), đời vua Thành Thái (Bửu Lân, 1889-1907).
– Ngày 21 tháng Giêng năm Canh Tý, Hòa thượng Nhứt Bổn -Thông Nam (1825-1900), thuộc Tông Lâm Tế, đời thứ 39, trụ trì chùa Bửu Lâm (Tiền Giang), viên tịch, 76 tuổi.
– Ngày 03 tháng 3 năm Canh Tý, Hòa thượng Phổ Minh – Liễu Ngọc (1826-1900) thế danh Trần Viên Ngoạn, pháp danh Liễu Ngọc, tự Phổ Minh, hiệu Minh Ngọc, sinh tại làng Bình Thủy, tổng Định Thời, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 37, trụ trì chùa Hội Phước (Đồng Tháp), viên tịch, thọ 75 tuổi, 54 hạ lạp.
– Ngày rằm tháng 3, ngài An Lạc (1874-1939) được Hòa thượng Chánh Hậu trụ trì chùa Vĩnh Tràng nhận làm pháp tử, ban pháp danh Kiểu Thuận, pháp hiệu Tâm Liễu, nối dòng Lâm Tế, đời thứ 40, với bài kệ phú pháp như sau :
“Kiểu pháp biết nên sắc tức không
Thuận về Phật nguyệt đạt chân tông
Tâm thiền biển khổ cùng siêu xuất
Liễu ngộ nguyên lai hỏi có công ?” (TSDTVN).
– Tháng 5, Tổ đình Thuyền Tôn tại núi Thiên Thai, xã An Cựu, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa (Huế) trùng kiến hoàn tất. Thiền sư Tâm Thiền trụ trì, tổ chức lễ khánh thành.
– Ngày 27 tháng 6 năm Canh Tý, Hòa thượng Thanh Chân – Viên Giác (1834-1900) thế danh Nguyễn Khoa Luận, hiệu Viên Giác, quê ở Huế, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 41, trụ trì chùa Ba La Mật (Thuận Hóa – Huế), viên tịch, thọ 67 tuổi.
– Ngày 10 tháng 7 năm Canh Tý, Thiền sư Như Nghĩa – Huệ Quang (1854-1900) thuộc Tông Lâm Tế, đời thứ 40, trụ trì chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc), trụ thế 46 năm, thị tịch.
– Ngày 13 tháng 8 năm Canh Tý, Hòa thượng Chương Phụng – Phước Lịch (1814-1900), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 38, trụ trì chùa Thiên Tôn (Thuận An, Bình Dương), viên tịch, thọ 87 tuổi.
– Ngày 01 tháng 11 năm Canh Tý, Hòa thượng Minh Nghĩa – Giám Huyền (1821-1900), thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 38, Tổ khai sáng chùa Linh Sơn (Cần Giuộc, Long An), viên tịch, thọ 80 tuổi.
– Tháng 12, Hòa thượng Thanh Minh – Tâm Truyền (1832-1911) xây dựng lại chùa Viên Thông nay thuộc Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đó, tháng 06 năm này, ngài đã cho trùng tu chùa Huệ Lâm (thôn Bình An).
– Hòa thượng Như Ph ng – Hoằng Nghĩa (1867-1929) trùng tu chùa Giác Viên và chùa Giác Lâm ở xã Phú Thọ, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, Gia Định (từ năm 1900 – 1909).
– Tháp Thiền sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch (1648-1728) được đồ chúng môn phái thiền Lâm Tế khởi công trùng tu (từ năm 1900 – 1910).
– Thiền sư Như Chánh – Khánh Bình (1876-1900), thuộc dòng thiền Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 39, trụ trì chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức), thị tịch, trụ thế 24 năm.
– Thiền sư Như Lý – Thiên Trường (1877-1969) kế thế trụ trì chùa Bửu Lâm ở thôn Phú Hội, huyện Kiến H a, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường (Tiền Giang).
– Thiền sư Ấn Lan – Từ Trí (1852-1921) được vua ban cho tấm biển viết 4 chữ lớn “Hữu Tâm Tượng Giáo” để tán thán tài đức của ngài.
– Thiền sư Ấn Đoan – Hoằng Nghĩa (1861-1900) pháp danh Ấn Đoan, tự Tổ Vị, hiệu Hoằng Nghĩa, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 39, trụ trì Tổ đình Phổ Bảo (Bình Điền, Quảng Nam), thị tịch, trụ thế 39 năm.
– Thiền sư Ấn Sinh – Ngộ Hiền, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 39, kế thế trụ trì Tổ đình Phổ Bảo ở huyện Tuy Phước, phủ Hoài Nhơn, trạm Bình Điền, dinh Quảng Nam.
– Đại đức Chơn Hương – Chí Bảo (1860-1948) được tông môn cung cử làm trụ trì Tổ đình Hưng Khánh nay tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
– Thiền sư Chơn Chánh – Pháp Tạng, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 40, được triều đình mời ra kinh đô Phú Xuân làm thủ gia trì chẩn tế đại khoa tại chùa Kim Quang, Huế. Khi hạ đàn, vua Thành Thái đến ban cho đồng kim tiền, một ca-sa, một mũ Quan Âm (LSTTTPLTCT).
– Hòa thượng Chương Phụng – Phước Lịch (1814-1900), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 38, trụ trì chùa Thiên Tôn (Thuận An, Bình Dương), viên tịch, thọ 87 tuổi.
– Chùa Kim Cang tại Tân An, tỉnh Long An khai đại giới đàn, do Hòa thượng Hải Lương – Chánh Tâm (1836-1906) làm Hòa thượng Đàn đầu.
– Chùa Từ Hiếu tại kinh đô Phú Xuân – Huế mở giới đàn xuất gia, Hòa thượng Thanh Ninh – Tâm Tịnh (1868-1928) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu.
– Chùa Ba La Mật tại kinh đô Phú Xuân – Huế mở giới đàn, Hòa thượng Thanh Chân – Viên Giác (1834-1900) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu. Tại giới đàn này, Thiền sư Viên Thành (1879-1928) được ban pháp húy Trừng Thông, nối dòng thiền Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 42, và thọ nhận pháp kệ :
“Tào Khê nhất phái thủy đông lưu
Bình bát chân truyền bất ký thu;
Giáo ngoại bản lai vô biệt sự;
Viên Thành tâm pháp ấn tiền tu.”
Cũng năm này, Thiền sư được kế thế trụ trì chùa Ba-la-mật (TSDTVN).
– Thiền sư Thanh Đăng – Viên Giác (?-1938) khai sơn chùa Am (sau đổi thành chùa Xuân Thọ) tại xã Phú Hải, Phan Thiết.
– Thiền sư Thanh Từ – Huệ Bảo (?-1900) họ Nguyễn, húy Thanh Từ, hiệu Huệ Bảo, người tỉnh Phú Yên, hoằng hóa ở thôn Vạn Phước (Ninh Thuận), Tổ khai sơn chùa Phước Lâm (Ninh Phước – Ninh Thuận) thị tịch.
– Thiền sư Tâm Thành – Hữu Lực (1864-1936) khai sáng chùa Vĩnh Phú nay tại số 179, QL 62, xã Lợi Bình Nhơn, TP. Tân An, tỉnh Long An, do ông Hội đồng Phố hiến cúng đất.
– Thiền sư Từ Chiếu – Quảng Huy (1881-1952) khai sơn chùa Thiền Bửu nay tại ấp 915, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
– Thiền sư Như Tấn – Từ Tâm (?-1944) khai sơn chùa Bình Long nay tại thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
– Thiền sư Ấn Lương, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 39, khai sơn chùa Phước Thạnh nay tại xã Định H a, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
– Khoảng năm 1900-1903, Thiền sư Ấn Hóa, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 39, khai sơn xây dựng chùa Thiên Long nay tại xã An Sơn, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
– Chùa Long Sơn trên núi Trại Thủy hiện tại số 20, đường 23/10, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bị bão lớn làm hư hỏng và được dời xuống núi địa điểm hiện nay xây dựng lại.
– Chùa Đức Lâm hiện tại số 111, đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Tp. HCM, được trùng tu. Năm 1998, chùa lại được trùng tu lần nữa. Chùa này do Thiền sư Đạo Huệ – Huyền Quảng sáng lập.
– Thiền sư Trừng Lực thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 42, trùng tu xây dựng am Bà Đồng ở Trảng Bàng, và đặt tên lại là chùa Phước Lưu hiện tại khu phố Lộc Thành, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.