Năm 1904 (Giáp Thìn – PL.2448), đời vua Thành Thái (Bửu Lân, 1889-1907).
– Ngày 20 tháng Giêng năm Giáp Thìn, Hòa thượng Chương Tâm – Phước Thường (1832-1904) thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 38, trụ trì chùa Tập Phước (Gia Định), viên tịch, thọ 73 tuổi. 01/01/18
– Ngày 03 tháng 2, Thiền sư Thật Tế (1874-1910) khai sáng chùa Phước Linh nay tại ấp 1B, xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, do Phật tử Trần Văn Thuộc hiến cúng đất.
– Ngày 16 tháng 3 năm Giáp Thìn, Thiền sư Trừng Nhã – Giác Hải (?-1940) lập thảo am Duy Tôn tại làng An Cựu Tây, xứ Thuận Hóa (sau đổi hiệu thành chùa Giác Lâm).
– Thiền sư Ngày 10 tháng ? năm Giáp Thìn, Thiền sư Trừng Quang – Viên Nhuận (1863-1904), pháp danh Trừng Quang, tự Viên Nhuận, hiệu Chí Lễ, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 42, Tổ khai sơn chùa Phú Thọ (Quy Nhơn, Bình Định), thị tịch, trụ thế 41 năm.
– Thiền sư Tâm Tịnh (1858-1928) đổi tên Thiếu Lâm trượng thất thành chùa Thiếu Lâm nay tại ấp Thuận H a, xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Thiền sư Như Hiển – Chí Thành (1861-1933) và Tăng tín đồ tỉnh Gò Công cứu giúp gần một vạn người bị thiên tai bão lụt, đồng thời tổ chức lượm xương người mất chôn cất và tổ chức trai đàn cầu siêu đồng bào tử nạn tại Gò Công. Tham biện chủ tỉnh Châu Đốc tặng ngài danh hiệu “Đại Lão Hòa thượng”.
– Có bão lớn ở Thừa Thiên, chùa Thiên Mụ và nhiều chùa bị sụp đổ, hư hỏng nặng.
– Thiền sư Như Lý – Thiên Trường (1877-1969) trùng tu chùa Bửu Lâm nay ở số 162B, đường Anh Giác, khu phố 17, phường 3, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
– Thiền sư Chơn Pháp – Phước Trí (1867-1932) được triều đình phong chức Tăng cang, ban Khâm đao, Độ điệp và cử làm trụ trì chùa Linh Ứng thuộc Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang, Quảng Nam.
– Hòa thượng Ấn Chánh – Huệ Minh (?-1904), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 39, trụ trì chùa Bảo Sơn, viên tịch. Cũng năm này, Thiền sư Chơn Chánh – Pháp Tạng kế thế trụ trì chùa Bảo Sơn.
– Thiền sư Ấn Thập – Huệ Thành (?-1923) kế thế trụ trì chùa Tập Phước ở tỉnh Gia Định, nay tại số 233, đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, Tp. HCM.
– Thiền sư Ngộ Tánh – Phước Huệ (1875-1963) đắc pháp với Hòa thượng Thanh Minh – Tâm Truyền ở Tổ đình Báo Quốc (Huế), được cho pháp hiệu là Phước Huệ và kệ phú pháp :
“Thượng thừa Phật tổ chấn tôn phong
Phó kệ truyền đăng pháp pháp đồng
Thiện quả viên thành tăng Phước Huệ
Tương kỳ đạo đức vĩnh Hưng Long” (CTTĐPGTH).
– Chùa Tường Vân ở vùng đồi Dương Xuân, huyện Hương Thủy, phủ Phú Xuân – Huế dựng bia “Tường Vân Tự tiền đường bi ký” do Mai Tu Trừng Đàn soạn văn.
– Thiền sư Chơn Luân – Phước Huệ (1870-1945) được cử làm trụ trì chùa Phổ Quang ở huyện Tuy Phước, Bình Định.
– Hòa thượng Như Hải – Huệ Đức (1836-1904), húy Như Hải, tự Định Thiền, hiệu Huệ Đức, thuộc thiền phái Lâm Tế chánh tông, đời thứ 41, Tổ khai sơn chùa An Lạc (Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận), viên tịch, thọ 68 tuổi.
– Hòa thượng Hải Lương – Chánh Tâm (1836-1906) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho Chúc thọ giới đàn tại chùa Khánh Quới thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho. Hòa thượng Phước Chí – Tâm Bờ làm Yết Ma, Hòa thượng Thanh Ấn làm Tuyên luật sư, Hòa thượng Từ Phong làm Pháp sư. Giới đàn này có gần 100 giới tử. Cũng năm này, Hòa thượng Chánh Tâm được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho giới đàn chùa Bửu Sơn nay thuộc làng Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
– Chùa Quảng Tế hiện tọa lạc trên triền núi Hoàng Long, đường Thanh Hải, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được bà Hội chủ chùa trùng tu. Đến những năm 1929, 1938 chùa này được Thiền sư Thanh Trí – Tuệ Giác (1858-1939) tiếp tục trùng tu.
– Thiền sư Trừng Đăng – Huệ Minh (1885-1947) khởi công đại trùng tu chùa Phụng Sơn (chùa Gò ) ở Gia Định, hiện ở số 1408, đường 3/2, quận 11, Tp. HCM. Chùa này lại được trùng tu vào những năm : 1915 và 1960.