Năm 1938

Năm 1938 (Mậu Dần – PL.2482), đời vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy, 1926-1945).

– Ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Dần, Thiền sư Như Tiến – Quảng Hưng (1893-1946) được cung thỉnh làm Chánh chủ kỳ tại giới đàn chùa Phước Long thuộc thôn Tân Lý, ấp Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Cũng năm này vào ngày 15 tháng  2, chùa Phước Hựu (Gò Công) khai giới đàn, Thiền sư cũng được thỉnh làm Chánh chủ kỳ. Tiếp theo, đến ngày 09 tháng 9, chùa Thiền Lâm, Phan Thiết, khai giới đàn ngài cũng được thỉnh làm Chánh chủ kỳ.

– Ngày 13 tháng 4 năm Mậu Dần, Hòa thượng Thích Huệ Quang (?-1938), thế danh Đoàn Văn Quang, thuộc dòng Tế Thượng – Chánh

Tông, đời thứ 42, trụ trì chùa An Long (Cần Giuộc, Long An), viên tịch.

– Ngày 26 tháng 4 năm Mậu Dần, Thiền sư Thanh Nguyên – Huệ Cẩn (1877-1938) thuộc Tông Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 41, trụ trì chùa Thiên Phước (Thủ Đức, Gia Định), viên tịch tại chùa núi Trà Cú (Hàm Tân, Bình Thuận), thọ 62 tuổi.

– Ngày 30 tháng 5 năm Mậu Dần, Hòa thượng Hồng Sâm – Thiện Khánh (1881-1938), thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 40, trụ trì chùa An Ninh (Dĩ An – Bình Dương), thị tịch, trụ thế 57 năm.

– Ngày 20 tháng 8 năm Mậu Dần, Thiền sư Chơn Lý – Chí Truyền (1891-1938), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 40, trụ trì chùa Phước An (Thủ Dầu Một, Bình Dương), thị tịch, trụ thế 47 năm.

– Ngày 27 tháng 9, chùa Linh Quang nay tại số 113, đường Hai Bà Trưng, ấp Đa Thuận, khóm Lạc Thành, phường 6, TP. Đà Lạt, do Thiền sư Tâm Trung – Nhơn Thứ (1872-1941) khai sơn, được vua Bảo Đại ban biển ngạch Sắc tứ.

– Ngày 15 tháng 12 (nhằm ngày 19 – 10 – Mậu Dần), Các vị Thiền sư Trung Hậu, Tế Cát, Bằng Sở quang lâm về chùa Lãng Lăng (Nam Định) dự lễ 49 ngày của Đạo sư Phan Thanh Thái, Ủy viên Ban Thuyền học Bảo trợ Trung ương.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Dần, Hòa thượng Trừng Huệ – Quảng Trí (1872-1938), húy Trừng Huệ, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 42, trụ trì chùa Linh Sơn (Cần Giuộc, Long An), viên tịch, thọ 67 tuổi.

– Ngày 29 tháng 12, Các vị Thiền sư Trung Hậu, Tế Cát, Bằng Sở,…quang lâm chứng minh lễ khánh thành Chi hội Phật giáo, thư viện và xưởng thủ công tại Phú Thị, Phú Trạch, Đa Hòa và Mễ Sở và lập đàn qui y cho giáo hữu Chi hội Phật giáo Mễ Sở, phủ Khoái Châu, Hưng Yên.

– Hòa thượng Như Nhãn – Từ Phong (1864-1938) thế danh Nguyễn Văn Tường, húy Như Nhãn, người quê ở thôn Đức Hòa thượng, tổng Dương Hòa thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, thuộc Tông Lâm Tế, đời thứ 39, trụ trì chùa Thiền Lâm (G  Kén, Tây Ninh), viên tịch, thọ 74 tuổi. Theo TSVN ghi : Trong thời gian 1920-1930, các chùa lớn thường mở trường Hương hoặc mở các lớp giảng dạy kinh, luật,…Hòa thượng Khánh Hòa và Hòa thượng Từ Phong thường được thỉnh làm Pháp sư. Hòa thượng Từ Phong và Hòa thượng Khánh Hòa có công trong việc phát triển Phật giáo ở Nam Kỳ.

– Thượng tọa Trừng Thông – Tịnh Khiết (1890-1973) được cung thỉnh vào ngôi vị Chứng minh Đạo sư sáng lập An Nam Phật Học Hội.

– Hòa thượng Thích Phúc Hộ (1904-1985) hợp tác với Chư sơn mở Phật học đường tại chùa Bảo Lâm (Bình Kiến-Tuy Hòa) và ngài kiêm luôn chức Giáo thọ.

– Đại đức Tâm Hương – Mật Hiển (1907-1992) đảm nhận chức trụ trì chùa Trúc Lâm nay ở xã Thủy Xuân, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Thượng tọa Hồng Khê – Hoằng Khai (1883-1945) mở trường Hương, khai trường Kỳ tại chùa Hội Phước (Tân Thạch, Bến Tre).

– Hòa thượng Trừng Thịnh – Phước Hậu (1862-1949) được vua Bảo Đại sắc phong chức Tăng Cang kiêm trụ trì chùa Báo Quốc thuộc ấp Trường Giang, huyện Hương Trà, phủ Phú Xuân, Thuận Hóa – Huế.

– Hòa thượng Như Đắc – Từ Nhẫn (1899-1950) được thỉnh làm Chứng minh kiêm Bố-tát Hòa thượng tại giới đàn chùa Phước Thạnh ở Trảng Bàng.

– Đại đức Như Long – Huyền Tế (1905-1986) được Hòa thượng Chơn Trung – Diệu Quang và tín đồ đề cử làm trụ trì chùa Bảo Lâm làng Vĩnh Lại (Mỹ Khê), huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

– Thượng tọa Quảng Châu – Hoằng Thông (1902-1988) khai trường Kỳ tại chùa Long Hội,  Hòa thượng Thích Quảng Ân được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu. Đại chúng suy tôn ngài Hoằng Thông lên phẩm vị Hòa thượng chủ Kỳ.

– Đại đức Thích Trí Đức (1915-1999) được Bổn sư là Hòa thượng Tâm Viên – Ngộ Chỉ ở chùa Châu Viên ban pháp húy Chơn Bảo, truyền tâm ấn, nối dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 40.

– Thượng tọa Giác Trang – Hải Tràng (1884-1972), Thượng tọa Thiện Thông cùng một số cư sĩ khai sơn kiến tạo chùa Phổ Quang nay tại số 93/4, đường Cô Giang, quận Phú Nhuận, Tp. HCM.

– Tăng cang Chơn Luân – Phước Huệ (1870-1945) trở về trụ trì chùa Thập Tháp và thuyết giảng kinh pháp cho chư tăng ở tại chùa Thập Tháp và chùa Long Khánh (Quy Nhơn, Bình Định).

– Thiền sư Nguyên Lý – Từ Quang (?-1938), thuộc Tông Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 42, trụ trì chùa Linh Sơn Long Đoàn (núi Trà Cú, Bình Thuận), viên tịch.

– Hòa thượng Ấn Lãnh – Hoằng Thạc (1873-1944), Tăng cang Diệu Quang và Đại đức Chơn Miên – Trí Hưng được cung thỉnh làm Chứng minh Đạo sư kiêm Cố vấn đạo hạnh cho Tỉnh hội (Phật giáo Quảng Ngãi).

– Thiền sư Đạo Thông – Trí Thắng (1891-1975) cùng các Phật tử thuần thành sáng lập An Nam Phật học chi Hội Ninh Thuận, trụ sở đặt tại chùa Thiên Hưng, do cư sĩ Nguyễn Công Tích làm Hội trưởng.

– Thiền sư Hành Nguyện – Viên Thành (1904-1973) được cử làm trụ trì chùa Khánh Phước tại Xóm Chiếu, quận 4, TP. HCM.

– Thiền sư Chơn Phổ – Nhẫn Tế (1889-1951) khởi công xây dựng lại chùa Thiên Chơn ở làng An Thanh, Bình Dương.

– Thiền sư Mật Tín (?-1938) thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 43, trụ trì chùa Trúc Lâm (Thừa Thiên – Huế) viên tịch.

– Thiền sư Tâm Hương – Mật Hiển (1907-1992) kế thế trụ trì chùa Trúc Lâm nay tại xã Thủy Xuân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.

– Thiền sư Trừng Phong – Phước Nhàn (1886-1962) khai sơn chùa Pháp Diên ở Đức Long, Phan Thiết.

– Đại đức Hành Thiện – Hưng Từ (1911-1991) trùng tu chùa Thiên Long (Phú Yên).

– Thiền sư Trừng Trí (?-1938), thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 42, trụ trì chùa Thiền Long (Phong Nẫm – Phan Thiết), viên tịch.

– Hòa thượng Thanh Đăng – Viên Giác (?-1938), thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 41, trụ trì chùa Xuân Thọ (Phan Thiết), viên tịch.

– Hòa thượng Hải Đức – Phước Huệ (1875-1963) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Tôn Thắng làm Giới sư cho giới đàn chùa Tịnh Quang thuộc làng Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

– Hòa thượng Như Trí – Khánh Hòa (1877-1947) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Huệ Quang làm Giới sư cho giới đàn chùa Lưỡng Xuyên thuộc tỉnh Trà Vinh.

– Chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Trà Cú, tỉnh Bình Thuận, mở giới đàn, Hòa thượng Trừng Phong – Phước Nhàn (1886-1962) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu.

– Hòa thượng Thanh Kế – Huệ Đăng (1873-1953) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho giới đàn chùa Thiên Thai, núi Thiên Thai, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Thượng tọa Chơn Miên – Trí Hưng (1908-1986) được cung thỉnh làm Giới sư (Đệ lục tôn chứng) cho giới đàn chùa Phước Sơn thuộc huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định.

– Hòa thượng Thanh Thái – Huệ Minh (1861-1939) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Giác Viên làm Giáo thọ cho Đại giới đàn chùa Đại Bi thuộc tỉnh Thanh Hóa.

– Chùa Phổ Minh tại làng Đức Phổ, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, được triều đình nhà Nguyễn sắc ban biển hiệu “Sắc Tứ Phổ Minh Tự”.

– Thiền sư Hồng Nam – Huyền Không (1906-1983) được Hòa thượng Bổn sư Như Đông – Đắc Quang ban kệ phú pháp :

“Liễu ngộ xưa nay vốn chẳng đồng,

Tâm như tâm pháp chẳng ở trong,

Giới định sắc hương đều biến khắp,

Trao truyền pháp ấn cấp Huyền Không” (CTTĐPGTH).

– Thiền sư Tâm Thái – Thiện Trí (1907-2000) về trụ trì chùa Linh Quang ở Thuận Hóa – Huế.

– Thiền sư Huệ Trí – Đạt Đăng, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 38, thành lập chùa Long Phước, hiện tại số 178, ấp Lò Gạch, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, do gia đình Phật tử  Giác Thành (Nguyễn Văn Đắc) và Võ Thị Như hiến cúng khu đất khoảng 4.000m2.

– Đại đức Như Đắc – Từ Nhẫn (1902-1950) sáng lập chùa Chưởng Phước nay tại số 15, ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

– Chùa Bạch Sa nay tại số 35, đường Biên Cương, phố Ngô Mây, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, được triều đình Huế ban biển Sắc tứ. Chùa này do Thiền sư Như Huệ – Hoằng Thông (1872-1972) khai sơn.

– Thiền sư Thị Lễ – Quảng Nghĩa (1894-?) kế thế trụ trì chùa Phước An nay tại phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

– Thiền sư Hồng Tôi – Thiện Tường (1890-1959) khai sơn xây dựng chùa Phước Thới ở vùng U Minh hạ (Cà Mau). Cũng năm này, Thiền sư được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho Đại giới đàn chùa Tam Bảo nay ở số 3, đường sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang,

This entry was posted in . Bookmark the permalink.