Năm 1945

Năm 1945 (Ất Dậu – PL.2489), năm cuối đời vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy, 1926-1945); năm đầu thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

– Ngày 18 tháng Giêng năm Ất Dậu, Quốc sư Chơn Luân – Phước Huệ (1870-1945) thế danh Nguyễn Tấn Giao, pháp danh Chơn Luân, hiệu Phước Huệ, sinh tại làng Phú Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, thuộc Tông Lâm Tế, đời thứ 40, trụ trì chùa Thập Tháp Di Đà (Bình Định), viên tịch, thọ 76 tuổi, 64 giới lạp. Khi sinh tiền, Thiền sư Phước Huệ được vua phong chức Tăng cang chùa Báo Quốc (Huế), từng được vua thỉnh vào nội cung giảng pháp cho Hoàng gia qua các triều đại : Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại, với công đức hoằng pháp lớn lao của Quốc sư nên người  đương thời tặng ngài mỹ hiệu “Phật pháp thiên lý câu” (TSDTVN, LSPGĐT).

– Ngày 10 tháng 3 năm Ất Dậu, Hòa thượng Tánh Đăng – Thiện Viên (1858-1945) thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 44, trụ trì chùa Phước Trường (Bến Lức – Long An), viên tịch, thọ 88 tuổi.

– Ngày 04 tháng 6 năm Ất Dậu, Hòa thượng Ngộ Niệm – Phổ Nhựt (1871-1945) thế danh Trần Đức Tựu, húy Ngộ Niệm, tự Chí Mẫn, hiệu Phổ Nhựt, nguyên quán làng Xuân Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 39, Tổ khai sơn chùa Nghĩa Phương (Nha Trang, Khánh Hòa), viên tịch, thọ 74 tuổi.

– Ngày 07 tháng 6 năm Ất Dậu, Hòa thượng Như Chất – Hoằng Ngữ (1879-1945), pháp danh Như Chất, hiệu Hoằng Ngữ, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 41, trụ trì chùa Sơn Long (Quy Nhơn – Bình Định), viên tịch, trụ thế 66 năm.

– Ngày 23 tháng 8, Thượng tọa Thanh Thao – Trí Hải (1909-1979) làm Trưởng đoàn đại biểu Phật giáo Hà Nội cùng chư tôn đức hơn 10 vị đến yết kiến ông Võ Nguyên Giáp đại diện Chính phủ Lâm thời Việt Nam. Cũng năm này, ngày 28 tháng 8, Thượng tọa được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc.

– Ngày 26 tháng 8, Hồ Chủ Tịch đến chùa Linh Quang (chùa Bà Đá), tham quan nơi thờ Phật, nhà Tổ, đến thăm Thượng tọa Thanh Thao – Trí Hải (1909-1979) khuyến khích ngài vận động chư Tăng Ni, các tín đồ ủng hộ cách mạng (BNSPGMB).

– Ngày 06 tháng 9, Đại đức Hồng Tín – Huệ Thành (1912-2001) được cử làm Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Biên Hòa kiêm Ủy viên Mặt Trận Việt Minh.

– Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu, Thiền sư Hồng Nhãn – Quảng Tường (1907-1945), thế danh Lê Văn Giác, húy Hồng Nhãn, hiệu Ngộ An, thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 40, trụ trì chùa Long Thiền (nay đổi là chùa Thiên Châu, Long An), thị tịch, trụ thế 39 năm.

– Ngày 11 tháng 11 năm Ất Dậu, Hòa thượng Hồng Khê –  Hoằng Khai (1883-1945) thế danh Phạm Văn Tiểng, pháp danh Hồng Khê, húy Kiểu Đạo, tự Thiện Minh, hiệu Hoằng Khai, sinh tại làng Minh Lễ, tỉnh Quảng Trị, thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 40, viên tịch, thọ 63 tuổi, 41 năm hành đạo.

– Đại đức Phước Bình – Hành Trụ (1904-1984) được cử làm Giáo thọ, đưa về giảng dạy tại chùa Hội Phước (Nha Mân-Sa Đéc).

– Thượng tọa Hành Thiện – Phúc Hộ (1904-1985) được BTS Hội Phật Học tỉnh Phú Yên cung thỉnh giữ chức Chánh Hội Trưởng Hội Phật Học tỉnh Phú Yên. Cũng năm này, ngài chính thức kế thế trụ trì chùa Từ Quang (Phú Yên).

– Thượng tọa Hành Thiện – Hưng Từ (1911-1991) được đề cử làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Phú Yên.

– Thượng tọa Trừng Nguyện – Đôn Hậu (1905-1992) được cử giữ chức Chánh Hội trưởng Hội An Nam Phật Học (Thừa Thiên). Cũng năm này, ngài nhận chức trụ trì Quốc Tự Linh Mụ ở Thuận Hóa – Huế.

– Thượng tọa Chơn Tảo – Nhựt Minh (1908-1993) được cử giữ chức vụ Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bạc Liêu.

– Thượng tọa Thị Huê – Thiện Hương (1903-1971) được bầu làm Phó chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một.

– Đại đức Hồng Diệp – Bửu Ngọc (1916-1994) được mời giảng dạy lớp gia giáo của Phật học đường Lưỡng Xuyên tổ chức. Ngoài ra, ngài còn được giao phụ trách Chủ bút tạp chì Duy Tâm.

– Đại đức Tâm Chuẩn – Diệu Quang (1917-1996) được Hòa thượng Vạn Ân giao phó kế thừa trụ trì Tổ đình Khánh Long nay tại số 141, đường Trần Cao Vân, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

– Hòa thượng Hồng Từ (chùa Giác Lâm), Hồng Kề (chùa Sùng Đức), Thiện T ng (chùa Trường Thạnh) huy động khoảng 500 đồng bào Phật tử Sài Gòn – Gia Định tập hợp tại chùa Trường Thạnh rồi hân hoan kéo về trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân TP. HCM). Đoàn người diễu hành giương cao hai khẩu hiệu : “Ủng hộ Ủy ban khởi nghĩa”, “Đề nghị cho Việt Nam Phật giáo Tổng hội gia nhập Mặt trận Việt Minh” (BNSPGGĐ-SG).

– Thiền sư Thống Lương và Thanh Thuyền từ Trung Quốc sang khai sơn chùa Nam Phổ Đà nay tại số 117, đường Hùng Vương, quận 6, TP. HCM, hoằng truyền phái thiền Lâm Tế (Hoa Tông).

– Thiền sư Huệ Lâm (1887-1945) trụ trì chùa Hiển Lâm (chùa Hóc Ông Che, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), viên tịch, trụ thế 58 năm.

– Thượng tọa Chơn Quý – Khánh Anh (1895-1961) được Hòa thượng Huệ Quang mời về dạy trường gia giáo tại chùa Long H a, quận Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Cũng năm này, ngài về nhập thất tại chùa Phước Hậu ở Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ.

– Hòa thượng Chơn Phương – Đạo Căn – Thiện Trung (1883-1945), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, trụ trì Tổ đình Tam Thai (Hòa Vang, Quảng Nam), viên tịch, thọ 63 tuổi.

– Thiền sư Như Hoàn – Huệ Tràng (1896-1966) kế thế trụ trì Tổ đình Tam Thai ở núi Ngũ Hành, huyện Hòa Vang, Quảng Nam.

– Thượng tọa Chơn Tá – Tôn Bảo (1895-1974) được suy cử làm Hội trưởng Hội Phật học Đà Nẵng và bảo trợ cho Ban biên tập Tạp chí Tam Bảo đặt tòa soạn tại chùa Vu Lan (Đà Nẵng).

– Thiền sư Như Nguyện – Hồng Ân (1913-?) kế thế trụ trì Tổ đình Thiên Ấn ở núi Thiên Ấn, nay thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

– Thượng tọa Chơn Sử – Khánh Tín (1896-1992) được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi.

– Thượng tọa Thị Đạo – Diệu Tâm – Bình Khánh, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 42, kế thế trụ trì chùa Sơn Long ở núi Trường Úc, thôn Thuận Nghi, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Ninh, trấn Bình Định (1945-1954).

Thiền sư Chơn Thành – Đạo Đạt – Pháp Ngữ (?-1945) thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 40, trụ trì chùa Từ Quang (Tuy An, Phú Yên), viên tịch.

– Thiền sư Thị Chí – Phước Hộ (1904-1985) kế thế trụ trì chùa Từ Quang trên núi Bạch Thạch, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

– Đại đức Hành Đạo – Phước Ninh (1915-1994) được cử giữ chức Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc huyện Đồng Xuân, Phú Yên (1945 – 1954).

– Thiền sư Chơn Phổ – Minh Tịnh (1889-1951) được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một, Thiền sư Thị Huê – Thiện Hương (1903-1971) được bầu làm Phó chủ tịch của Hội.

– Thiền sư Như Trạm – Tịch Chiếu (1912-?) về trụ trì Tổ đình Phước Lâm tại Hội An, Quảng Nam.

– Thiền sư Thị Thọ – Từ Thiện – Giác Đạo, đảm nhận trụ trì chùa Bác Ái nay tại thị xã Kontum, tỉnh Kontum (1945-1946).

– Đại đức Tâm Bổn – Trí Nghiêm (1911-2003) về trụ trì chùa Thiên Tôn ở Tuy An, Phú Yên.

– Sư cô Hồng Ẩn – Như Thanh (1911-1999) được ông bà Tri huyện Nguyễn Kỳ Sắc cung thỉnh về trụ trì chùa Huê Lâm ở Sài Gòn, nay tại số 130, đường Hùng Vương, phường 2, quận 11, Tp. HCM.

– Thiền sư Như Đông – Đắc Quang (?-1947) Tăng cang chùa Thiên Mụ, đại trùng tu chùa Quốc Ân ở Thuận Hóa – Huế.

– Thượng tọa Chơn Thông – Đồng Phước (1895-1968) kế thừa trụ trì Tổ đình Cổ Lâm tại thôn Hà Nha, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

– Thượng tọa Trừng Kệ – Tôn Thắng (1889-1976) trùng tu các chùa Phổ Thiên (Phổ Đà), Tịnh Độ và chùa Hội Quán tại Quảng Nam – Đà Nẵng.

– Đại đức Nguyên Minh – Viên Quang (1921-1991) về trụ trì chùa Long Phú tại Phú Yên.

– Thiền sư Minh Đường – Chơn Giác (?-1955) khai sơn chùa Phổ Đà tại làng Mương Mán, tỉnh Bình Thuận.

– Thượng tọa Trừng Phong – Phước Nhàn (1886-1962) được cung thỉnh làm Giới sư (Nội ngoại đàn chủ sám) cho giới đàn chùa Thái An, xã Hòa Đa, thị xã Phan Rí, tỉnh Ninh Thuận.

– Hòa thượng Ngộ Tánh – Phước Huệ (1875-1963) được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng cho giới đàn chùa Hải Đức, thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

– Thượng tọa Phước Bình – Hành Trụ (1904-1984) được cung thỉnh làm Giới sư (Đệ nhất Yết Ma) cho giới đàn chùa Giác Nguyên, phường Vĩnh Hội, Sài Gòn.

– Hòa thượng Ngộ Giác – Chánh Quả (1885-1956) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho giới đàn chùa Kim Huê, huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc.

– Đại đức Nhựt Thành – Bửu Tiên (1919-2002) khai sơn chùa Thiên Lộc nay tại ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, trên khu đất gia đình hiến cúng.

– Đại đức Hồng Quang – Bửu Đức (1909-1966) khai sơn chùa Phước Long nay tại số D227, khu vực 4, thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

– Thượng tọa Chơn Phước – Huệ Pháp (1887-1975) được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bình Định.

– Sư cô Diệu Liên – Tâm Hoa (1916-?) nhận trụ trì chùa Sanh Liên thuộc thôn Trung Ái, xã Nhơn H a, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

– Đại đức Hồng Diệp – Thiện Trang (1902-1975) kế thế trụ trì chùa Phước Long nay tại phường Mỹ Chánh, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

– Hòa thượng Thiện Sĩ (1870-1945), thế danh Trịnh Tấn Tước, sinh tại thôn Tân Thạnh, tổng Sơn Đài, huyện Đồng Xuân, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 40, trụ trì chùa Tiên Sơn (Hà Tiên – Kiên Giang), viên tịch, thọ 75 tuổi.

– Đại đức Thanh Thao – Trí Hải (1906-1979) cùng với ngài Tố Liên và cư sĩ Thiều Chửu thành lập Tổng Hội Cứu Tế đặt tại chùa Quán Sứ – Hà Nội để giúp đỡ những người đói khổ, dựng lên một Cô Nhi viện nuôi hơn 200 trẻ thất lạc, bơ vơ.

– Đại đức Hồng Thọ – Thới An (1912-1985) được Thượng tọa Phước Bình – Hành Trụ suy cử làm trụ trì chùa Phổ Hiền ở Sài Gòn (Tiểu Sử Chư Hòa thượng Tôn Sư, Môn đồ đệ tử Tổ đình Đông Hưng – Tổ đình Giác Nguyên phụng ấn cúng dường, bản lưu tại Thư viện Huệ Quang, Tp. HCM).

– Từ năm 1945 – 1954, Đại đức Thị Niệm – Phước Ninh (1915-1994) tích cực tham gia Hội Phật giáo Cứu quốc tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên và được cử giữ chức Chủ tịch Hội này.

– Đại đức Không Hoa – Huệ Chiếu (1898-1965) kế thế trụ trì chùa Thập Tháp – Di Đà nay thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Đình.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.