志 徹. Thiền tăng đời Đường, họ Trương, tên Hành Xương, nối pháp Lục tổ Huệ Năng.
Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, chương tám, Tăng Chí Triệt quê ở Giang Tây, họ Trương tên Hành Xương, thuở nhỏ là một hiệp khách. Vì lý do này mà người đương thời luôn gọi ông là Hành Xương
Từ khi chia ra hai tông Nam Bắc, hai vị Tông chủ tuy quên bỉ ngã, nhưng đồ chúng tranh nhau khởi yêu ghét. Khi ấy đệ tử của Bắc Tông tự lập Ngài Thần Tú làm Tổ thứ sáu, mà kỵ vì Lục Tổ được truyền y, mọi người đều nghe nên mới dạy Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Tổ tâm thông dự biết việc ấy nên liền để mười lạng vàng ở dưới tòa. Khi ấy ban đêm Hành Xương vào trong thất Tổ, toan muốn hại Tổ, Tổ đưa cổ cho chém, Hành Xương liền vung kiếm ba lần, thảy đều không thương tổn.
Tổ bảo:
- Gươm chánh chẳng làm việc tà, gươm tà chẳng làm việc chánh. Ta chỉ nợ ông vàng không nợ ông mạng. .
Hành Xương hoảng hốt té xỉu, giây lâu mới tỉnh, cầu xin sám hối, liền nguyện xuất gia. Tổ liền cho vàng bảo:
- Ông hãy đi, e đồ chúng trở lại hại ông, một ngày khác ông có thể thay hình đổi dạng mà trở lại, tôi sẽ nhận ông.
Hành Xương vâng lời dạy, giữa đêm trốn đi, sau theo Tăng xuất gia, thọ giới cụ túc, tinh cần tu hành. Một hôm ông nhớ lại lời Tổ, từ xa đến lễ ra mắt Tổ. Tổ bảo:
- Tôi nhớ ông đã lâu, sao ông đến muộn vậy?
Hành Xương thưa:
- Trước nhờ ơn Hòa Thượng xá tội, ngày nay tuy xuất gia khổ hạnh, trọn khó đền đáp ân đức, đâu mong truyền pháp độ sanh ư?. Đệ tử thường xem kinh Niết Bàn, chưa hiểu nghĩa thường và vô thường, cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy
Tổ bảo:
- Vô thường tức là Phật tánh, hữu thường tức là tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác vậy.
Hành Xương thưa rằng:
- Hòa Thượng nói pháp rất trái với văn kinh.
Tổ bảo:
- Ta được truyền tâm ấn của Phật, đâu dám trái với kinh Phật.
Hành Xương thưa:
- Kinh nói Phật tánh là thường, Hòa Thượng lại nói là vô thường, các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ Đề đều là vô thường mà Hòa Thượng lại nói là hữu thường, đây tức là trái nhau, khiến cho học nhơn càng thêm nghi ngờ.
Tổ nói:
- Kinh Niết Bàn thuở xưa tôi có nghe Ni Vô Tận Tạng đọc một lần liền vì bà giảng nói, không có một chữ, một nghĩa nào không hiệp với văn kinh, cho đến vì ông nói cũng trọn không có hai thuyết.
Hành Xương thưa:
- Học nhơn thức lượng cạn tối, cúi mong Hòa Thượng lượng theo mà từ bi khai thị.
Nhơn đó Tổ bảo:
- Ông biết chăng, Phật tánh nếu thường lại nói gì là các pháp thiện ác, cho đến cùng kiếp không có một người phát tâm Bồ Đề, nên tôi nói là vô thường, mà chính là đạo chơn thường của Phật nói. Lại tất cả pháp nếu là vô thường, tức là mỗi vật đều có tự tánh, dung thọ sanh tử mà tánh chơn thường có chỗ bất biến, nên tôi nói thường chính là Phật nói nghĩa chân vô thường. Phật xưa vì phàm phu ngoại đạo chấp tà thường, còn các hàng nhị thừa thường mà chấp là vô thường, cộng thành tám thứ điên đảo1Tám cái chấp điên đảo của phàm phu và nhị thừa: Nhị thừa chấp vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh mà phàm phu chấp ngược lại thường, ngã, lạc, tịnh. Kinh Niết bàn thuyết về chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh., nên trong giáo lý liễu nghĩa kinh Niết Bàn phá thiên kiến kia mà hiển bày chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh. Nay ông y theo lời nói mà trái với nghĩa, dùng đoạn diệt vô thường và xác định cái tử thường mà lầm hiểu lời nói mầu nhiệm viên diệu tối hậu của Phật, dù có xem một ngàn biến kinh thì có lợi ích gì?.
Hành Xương bỗng nhiên đại ngộ, liền nói kệ rằng:
Nhân thủ vô thường tâm
Phật diễn hữu thường tánh
Bất tri phương tiện giả
Du xuân trì thập lịch
Ngã kim bất thi công
Phật tánh nhi kiến tiền
Phi sư tương thọ dữ
Ngã diệc vô sở đắc.
Dịch:
Vì giữ tâm vô thường
Phật nói có tánh thường
Không biết được phương tiện
Như ao xuân mò gạch
Nay tôi chẳng dụng công
Mà Phật tánh hiện tiền
Không phải thầy trao cho
Tôi cũng không sở đắc.
Tổ bảo:
- Nay ông mới triệt vậy, nên đặt tên ông là Chí Triệt
Chí Triệt lễ tạ mà lui.
Pháp Thí Hội không phải là shop bán các văn hóa phẩm Phật Giáo. Hội chỉ là nơi nhận Tịnh Tài của các Phật Tử gửi về, mua kinh sách (theo form đăng ký trên web của các Phật Tử ) và thay các Phật Tử đó đi cúng dường các chùa ở vùng xa , những nơi thiếu kinh sách cho các Phật tử nơi đó tu học.
Nếu quý Phật Tử muốn thỉnh kinh sách xin vui lòng không đăng ký tại đây.
Bỏ qua