TS Quảng Châu Chí Đạo

Personal Information

Danh Tánh
TS Quảng Châu Chí Đạo
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, chương bảy, Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải Quảng Châu, đến tham vấn Tổ:
- Học nhơn từ xuất gia, xem Kinh Niết Bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa Thượng xót thương chỉ dạy
Tổ bảo:
- Chỗ nào ông chưa rõ?.
Chí Đạo thưa:
- Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”1Có chủ tâm tạo tác một sự việc, cả ý định và việc làm đều gọi là hành. Hành bao gồm thân khẩu ý, có khả năng tạo nghiệp và dẫn đến tái sanh. Hành còn là uẩn thứ tư trong ngũ uẩn, là chi thứ hai trong mười hai nhân duyên.nơi đây con nghi ngờ
Tổ hỏi:
- Ông nghi như thế nào?
Chí Đạo thưa:
- Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là sắc thân và pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt, pháp thân có thường không tri giác không giác. Kinh nói “Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui?”. Nếu là sắc thân, khi sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui?. Lại pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lại sanh tức là loài hữu tình không đoạn không diệt, nếu chẳng cho lại sanh tức là hằng trở về tịch diệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sự ngăn cấm của Niết Bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?.
Tổ quở:
- Ông là Thích tử sao lại tập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài sắc thân riêng có pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết Bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê mà nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống luân hồi, lấy thường lạc Niết Bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người nầy, mới chỉ dạy Niết Bàn chơn lạc, trong sát na không có tướng sanh, trong sát na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui nầy không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là nói Niết Bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp. Hãy nghe tôi nói kệ:
Vô thượng đại niết bàn
Viên minh thường tịch chiếu
Phàm ngu vị chi tử
Ngoại đạo chấp vi đoạn
Chư cầu nhị thừa nhân
Mục dĩ vô vi tác
Tận thuộc tình sở kế
Lục thập nhị kiến bổn
Vọng lập hư giả danh
Hà vi chơn thực nghĩa?
Duy hữu quá lượng nhân
Thông đạt vô thủ xả
Dĩ tri ngũ uẩn pháp
Cập dĩ uẩn trung ngã
Ngoại hiện chúng sắc tượng
Nhất nhất âm thanh tướng
Bình đẳng như mộng huyễn
Bất khởi phàm thánh kiến
Bất tác niết bàn giải
Nhị biên tam tế đoạn
Thường ứng chư căn dụng
Nhi bất khởi dụng tưởng
Phân biệt nhất thiết pháp
Bất khởi phân biệt tưởng.
Kiếp hỏa thiêu hải để
Phong cổ sơn tướng kích
Chơn thường tịch diệt lạc
Niết bàn tướng như thị.
Ngô kim cưỡng ngôn thuyết
Linh nhữ xả tà kiến
Nhữ vật tùy ngôn giải
Hứa nhữ tri thiểu phần.
Dịch:
Vô thượng đại niết bàn
Viên minh hằng tịch chiếu2Viên minh: Sáng suốt tròn đầy. Tịch: Thể không tịch, ngã pháp đều không, vắng lặng tuyệt đối, vượt qua tất cả đối đãi, hay lìa các pháp; Chiếu: Dụng, tác dụng chiếu soi, hay sanh các pháp. Tịch chiếu không hai.

Phàm ngu gọi là chết
Ngoại đạo chấp là đoạn
Những người cầu nhị thừa
Gọi đó tu vô vi.
Đều thuộc tình sở chấp
Gốc sáu mươi hai kiến3Sáu mươi hai kiến.
Tứ cú (hữu thường, vô thường, thường vô thường, phi thường phi vô thường) ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) = 20
20 tam tế (quá khứ, hiện tại, vị lai) = 60
60 + hữu (chấp thường) và vô (chấp đoạn) = 62

Vọng lập tên hư giả
Sao là nghĩa chơn thật?
Chỉ có người quá lượng4Người quá lượng: Người kiến tánh.

Thông đạt không thủ xả
Vì biết pháp ngũ uẩn
Và vì ngã trong uẩn
Ngồi hiện các hình sắc
Mỗi mỗi tướng âm thanh
Bình đẳng như mộng huyễn
Không khởi thấy phàm thánh
Không sanh hiểu niết bàn
Nhị biên tam tế đoạn5Nhị biên: Có hai bên đối đãi, biên kiến. Chấp hữu vô là nguồn gốc của nhị biên đối đãi.
Tam tế: Quá khứ, hiện tại, vị lai.

Thường ứng dụng các căn
Mà không khởi tưởng dụng
Phân biệt tất cả pháp
Không khởi tưởng phân biệt
Kiếp lửa thiêu đáy biển
Gió động kích tướng núi
Vui tịch diệt chơn thường
Tướng niết bàn như thế.
Nay ta buộc phải nói
Cho ông bỏ tà kiến
Ông chớ theo lời hiểu
Hứa ông biết ít phần.
Sư nghe kệ hớn hở vui mừng, làm lễ rồi lui.

---o0o---

Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.