Tổ Thứ 44 – TS Thạch Sương Sở Viên

Personal Information

Danh Tánh
Tổ Thứ 44 - TS Thạch Sương Sở Viên - Ðời Thứ 7 Tông Lâm Tế
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

1. Thiền sư Sở Viên - Từ Minh ở Thạch sương. Thiền sư Sở Viên - Từ Minh ở Thạch sương tại Ðàm châu, vốn người dòng họ Lý ở Toàn châu. Thửa thiếu thời là thư sinh, năm hai mươi hai tuổi, Sư mới đến nương tựa ở chùa Ẩn tỉnh tại Tương sơn mà xuất gia. Thân mẫu của Sư là người có hạnh Hiền khiến Sư du phương, nghe Thiền sư Chiêu ở Phần dương là bậc Ðạo hạnh cao vợi, sư bèn sang bái yết. Thiền sư Chiêu trông thấy Sư mà thầm mến quý, trải qua hai năm chẳng cho Sư vào thất, mỗi lần thấy mặt thảy đều mắng chửi, hoặc hủy nhục ruồng đuổi, nếu như có dạy răn toàn là những việc thô bỉ thế tục. Một đêm nọ, Sư nói rằng: “Từ khi đến pháp tịch này tới nay đã hai mùa hạ, mà chẳng được chỉ bảo gì, chỉ Tăng thêm những ý niệm trần lao thế tục, năm tháng vùn vụt, bỗng nhiên việc mình không rõ biết, mất lợi xuất gia!” Sư nói chưa xong, thì Thiền sư chiêu thấy được bèn quát mắng rằng: “Ông lá ác tri thức dám giúp hại ta”. Và tức giận nắm gậy đuổi Sư đi. Sư phỏng nghĩ tỏ bày xin cứu, Thiền sư Chiêu bèn đè bít miệng sư. Sư đại ngộ, thưa rằng: “Là đã biết Ðạo của Lâm tế vượt ngoài thường tình”. Sư phục vụ ở đó bảy năm rồi giả từ, đến nương tựa Thiền sư Tung ở Ðường minh. Thiền sư Tung bảo cùng Sư rằng: “Dương Ðại Niên là bậc nội Hàn tri kiến cao, vào Ðạo ẩn mật, ông không hế kinh nghiệm”. Sư mới sang diện kiến Ðại Niên. Ðại Niên hỏi Sư rằng: “Ðối mặt chẳng cùng biết, ngàn dặm tức đồng phong”. Sư đáp: “Gần phụng thỉnh sơn môn”. Ðại Niên bảo: “Thật là giải không”. Sư nói: “Tháng trước lìa Ðại minh”. Ðại Niên bảo: “Vừa ại sám hối cùng hỏi”. Sư nói: “Làm nhà”. Ðại Niên bèn hét. Sư nói: “Vừa hợp vậy”. Ðại Niên lại hét, Sư đưa tay họa vẽ một đường. Ðại Niên nhả lưỡi nói: “Thật đáng là Long tượng”. Sư nói: “Thì nói gì ư?” Ðại Niên gọi khách ty mang trà lại, vốn trước nay là người trong thất, Sư nói: “Cũng chẳng tiêu được”. Uống trà xong, Ðại Niên lại hỏi: “Thế nào là câu Thượng tọa làm người?” Sư nói: “Thiết”. Ðại Niên bảo: “Thế nào là Quần dài, Tân phụ kéo bùn chạy?” Sư nói: “Ai được tợ Nội Hàn?” Ðại Niên bảo: “Làm nhà, làm nhà”. Sư nói: “tha cho ông hai mươi gậy”. Ðại Niên vỗ tát hơn, hỏi: “Trong ấy cái gì là hiện tại?” Sư vỗ tay nói: “Cũng chẳng được phóng qua”. Ðại Niên cười lớn, lại hỏi: “Ghi nhớ được nhân duyên tỏ ngộ ở đương thời của Ðường Minh ư?” Sư nói: “Ðường Minh hỏi Thủ Sơn: Thế nào là Ðại ý của Phật pháp?” Thủ Sơn đáp: “Nửa thành Sở Vương, sông Nhữ xuôi dòng về hướng Ðông”. Ðại Niên hỏi: “Chỉ nói như vậy, thì ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Trên sông nước, treo lồng đèn”. Ðại Niên hỏi: “Cùng gì thì cô phụ người xưa đi?” Sư bảo: “Nội Hàn nghi ngờ thì Tham riêng”. Ðại Niên nói: “Ểnh ương ba cẳng nhảy trên trời”. Sư bảo: “Mặc tình nó nhảy nhót”. Ðại Niên mới cười lớn. Ðến quán thọ trai bữa trưa, tối lại cật vấn nghi ngại. Trí chứng nhân nghe lời nói trước, đi sang, hận muộn thấy gặp, Triều trung thấy Phụ mã Ðô úy Lý Công Tuân Ức nói rằng: “Gần được người đắc đạo, thật là sư tử Hà Tây”. Lý Công nói: “Tôi vì bó buộc văn chẳng thể đến bái yết, làm sao?” Ðại Niên im lặng, trở về nói với Sư rằng: “Lý Công là người trong Phật pháp, nghe Ðạo phong của Sư từ xa đến có tâm nguyện mong được yết kiến, chính vì pháp chẳng được cùng thị tùng qua theo”. Sư bèn đến Lê Minh bái yết Lý Công. Lý Công vui mừng yết kiến sai Ðổng tử đến hỏi: “Ðạo được tức cùng Thượng tọa đồng thấy”. Sư bảo: “Ngày nay đặc biệt lại cùng gặp”. Lý Công lại bảo Ðồng tử nói: “Bia văn khắc chữ trắng, giữa đường trồng tùng xanh”. Sư bảo: “Chẳng nhân tiết ngày nay, ngày khác định khó gặp”. Ðồng tử lại ra nói: “Ðô úy nói cùng gì thì cùng Thượng tọa đồng gặp đi”. Sư bảo: “Ðầu cẳng chân, đáy cẳng chân”. Lý Công mới ra ngồi yên mà hỏi rằng: “Tôi nghe đây hà có sư tử lông vàng có thật vậy không?” Sư bảo: “Từ xứ nào có được tin tức ấy?” Lý Công bèn hét. Sư bảo: “Dã can tru sủa”. Lý Công lại hét, Sư bảo: “Vừa hợp vậy”. Lý Công cười lớn. Sư giả từ. Lý Công hỏi: “Thế nào là câu Thượng tọa lâm hành?” Sư bảo: “Khéo sắp dứt”. Lý Công nói: “Ðâu khác gì các phương”. Sư bảo “Ðô úy lại làm sao sống?” Lý Công nói: “Tha cho Thượng tọa hai mươi gậy”. Sư bảo: “Chuyên làm lưu thông”. Lý Công lại hét. Sư bảo: “Kẻ mù lòa”. Lý Công nói: “Khéo đi”. Sư ứng tiếng đáp: “Vâng, vâng”. Từ đó qua lại của nhà Lý Công, lấy pháp làm bạn. Lâu sau, Sư giả từ trở về Hà đông. Ðại Niên nói: “Có một lời gởi cho đến Dường Minh được ư?” Sư bảo: “Trăng sáng soi thấy người đi đêm”. Ðại Niên hỏi: “Tức chẳng cùng cán đáng?” Sư bảo: “Canh sâu còn tự có thể, sau giờ ngọ càng buồn người”. Ðại Niên hỏi: “Tượng Kim cang trước chùa Khai bảo, ngày gần đây nhân gì đổ mồ hôi?” Sư bảo: “Biết”. Ðại Niên hỏi: “Thượng tọa sắp đi, há không là câu làm người?” Sư bảo: “Lắm lớp ải đường núi”. Ðại Niên hỏi: “Cùng gì tùy theo Thượng tọa đi?” Sư thở dài một tiếng”. Ðại Niên nói: “Thật là sư tử con, sư tử lớn rống”. Sư bảo: “Phóng thả đi mà thâu lấy lại”. Ðại Niên nói: “Vừa lại mất cẳng chân đạp té ngửa, lại được trẻ nhỏ trong nhà nâng đỡ dậy”. Sư bảo: “Có gì liễu kỳ?” Ðại Niên cười lớn. Sư trở về lại Ðường Minh, Lý Công sai hai vị Tăng đến thăm hỏi Sư. Sư bèn vẽ họa hai chân ở cuối thư, ghi tên hai vị Tăng lại để gởi cho Lý Công. Lý Công làm kệ tụng rằng: “Bút mực xa ngàn dặm Quách vàng bày hai chân Trời người lẫn chẳng lường Trân trọng Hồ râu đò!” Sư vì thân mẫu già yếu, nên trở về phương Nam, đến Thụy châu, làm thủ chúng ở Ðộng sơn. Bấy giờ Thiền sư Thông đang ở đó. Xưa trước Thiền sư Chiêu ở Phần dương nơi cùng Sư rằng: “Ta vân du khắp nơi bái yết con cháu của Vân Môn, đặc biệt chưa gặp thấy Thiền sư Thông, thật lấy làm hận!” Nên Sư nương ở tại đó ba năm rồi mới đi đến Ngưỡng sơn. Dương Ðại Niên gởi thư đến Nghi xuân thái thú Hoàng Tông Ðán, khiến thỉnh mời Sư hoằng dương Phật pháp. Hoàng Tông Ðán đem Nam nguyên dâng hiến Sư, Sư chẳng đến nhận. Sau đó trở lại đặc biệt yết kiến tâm nguyện của Hoàng Tông Ðán. Hoàng Tông Ðán hỏi về nguyên do. Sư đáp: “Mới đầu khước nhường, nay chợt muốn đến vậy”. Hoàng Tông Ðán rất kính hiền đó. Sư ở đó, lâu sau lên giảng đường, Sư bảo rằng: “Hết thảy chư Phật và Pháp của chư Phật A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề đều từ kinh đây lưu xuất”. Và Sư mới dựng đứng gậy chống mà bảo: “Cái ấy là gậy chống của Nam nguyên, cái ấy là kinh”. Ngừng giây lâu, Sư lại bảo: “Hướng hạ (trở xuống) văn dài, giao cho ngày sau”. Rồi, Sư hét một tiếng mà xuống khỏi tòa. Có lúc, lên giảng đường, ngừng giây lâu, Sư bảo: “Người vô vi vô sự như là khóa vàng khó”. Rồi Sư hét một tiếng và xuống khỏi tòa. Có người hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: Nước phát xuất từ gò cao”. Lại hỏi: “Thế nào là cảnh của Nam nguyên?” Sư đáp: “Chín khúc sông Hoàng nguồn nước phát xuất từ Côn lôn”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Theo dòng người chẳng nhìn lại, bẻ gãy tay trông ngóng Phù tang”. Lên giảng đường, Sư bảo: “Lây cuộn sương tan, mặt trời cao giữa khoảng không chẳng rơi vào sáng tối, thế nào là thông tin?” Có vị Tăng hỏi: “Lúc núi sâu tìm không được thì như thế nào?” Sư đáp: “miệng hay chuốc họa”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Trong hồ Ðộng đình sóng lộn trời”. Lại hỏi: “Lúc vọt lên ở phương Ðông, chìm ẩn ở phương Tây thì thế nào?” Sư bảo: “Tìm”. Lại hỏi: “Lúc đêm vắng riêng đi một mình thì thế nào?” Sư đáp: “Ba bó cỏ tranh”. Lại hỏi: “Kiếm báu lúc chưa rút ra khỏi hộp thì thế nào?” Sư đáp: “Hưởng”. Lại hỏi: “Sau khi đã rút thì thế nào?” Sư thở dài một tiếng. Lại hỏi: “Lúc trong ồn náo, lấy được sự tỉnh lắng thì thế nào?” Sư đáp: “Ðãy vải gối đầu”. Lại hỏi: “Lúc Ngưu Ðầu chưa thấy Tứ tổ thì thế nào?” Sư đáp: “Ðống, đống đất”. Lại hỏi: “Sau khi đã thấy thì thế nào?” Sư đáp: “Ðống, đống đất”. Lại hỏi: “Một lúc được trọn được thì thế nào?” Sư đáp: “Ôm đá ném xuống sông”. Lại hỏi: “Lúc cây kiếm mạc tà phỏng lấy đầu Sư thì thế nào?” Sư đáp: “Chém lấy đi”. Vị Tăng ấy phỏng nghĩ bàn nghị, Sư bèn đánh. Sư ở tại đó ba năm rồi bỏ đi. Sư đến bái yết Thiền sư Ân ở Thần đảnh. Thiền sư Ân là Cao Ðệ của Thủ Sơn, tiếng tăm vang vọng tôn quý một thời, trong hàng nạp tử chẳng người nào tinh tấn kỳ đặc như thế nên chẳng dám bước đến cửa. Thiền sư Ân ở tại núi suốt ba mươi năm, môn đồ đệ tử khí phách nuốt tuộc các phương. Sư để đầu tóc dài không cắt cạo, mặc áo xấu tệ, nói tiếng sở, những lúc bái yết thường xưng bằng pháp tánh, cả đại chúng đồng cười lớn. Thiền sư Ân sai Ðồng tử ra hỏi: “Trưởng lão nối dõi của ai?” Sư ngửa mặt trông nhìn lên mái nhà, bảo: “Thần gần trông thấy Phần dương (Thiền sư Chiều) lại”. Thiền sư Ân chống gậy mà ra, trông nhìn thấy Sư, ái ngại hỏi: “Phần châu có sư tử Tây hà, có phải đây chăng?” Sư chỉ hết về sau mà kêu là: “Phòng nhà đổ ngã vậy”. Ðồng tử bèn chạy trở lại. Thiền sư Ân xoay nhìn lại tướng mạnh khỏe, Sư ngồi xuống nơi đất, cởi một chiếc giày mà chỉ bày đó, Thiền sư Ân già quên điều hỏi, lại mất Sư ở đó, Sư bèn từ từ đứng đẩy chỉnh sửa y phục, vừa đi vừa nói: “Thấy mặt chẳng bằng nghe tên” Và Sư bèn bỏ đi. Thiền sư Ân sai bảo người đuổi theo mà không được, mới than rằng: “Phần châu mới có người con như vậy ư?” Từ đó, tiếng tăm Sư vang vọng khắp các chốn Tùng lâm, có Samôn Bản Diên ở Ðịnh lâm là người rtất có Ðạo hạnh, nhã vì sĩ đại phu tin kính. Thiền sư Ân thấy Sa-môn Bản Diên xưng tán tri kiến của Sư có thể làm hưng thạnh dòng pháp của Thiền sư Lâm Tế. Gặp lúc pháp tịch Ðạo Ngô đang trống vắng, Sa-môn Bản Diên thưa cùng quận thỉnh mời Sư làm chủ ở đó. Pháp lệnh chỉnh túc, các hàng quên cả thân mạng vì chánh pháp đồng nhóm tập, lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trước kia, Thiền sư Bảo Ứng nói: “Câu thứ nhất nêu cử được thì kham cùng Phật tổ làm thầy. Câu thứ hai nêu cử được thì kham cùng người trời làm thầy, câu thứ ba nêu cử được thì tự cứu chẳng xong”. Ngược lại, Ðạo ngộ thì không như vậy, mà câu thứ nhất nêu cử được thì hòa bùn hợp nước, câu thứ hai nêu cử được thì không dây tự trói buộc, câu thứ ba nêu cử được bốn lăng dính nơi đất. Do đó, Ðạo khởi thì biển yên tỉnh sông trong lắng, người đi dứt tuyệt đường, ở thì đất trời mất màu sắc, nhật nguyệt không tỏ sáng. Các ông hướng đến xứ nào mà phát ra hơi? Và nay có người phát ra hơi ư? Nếu có thì ra trước đại chúng phát sinh ra hơi xem. Còn nếu không thì Ðạo ngô vì các ngươi phát ra hơi đi vậy”. Và, Sư thở dài một tiếng rồi chống gậy xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ðạo Ngô đánh trống thì bốn Ðại bộ châu đồng dự tham, chống gậy nằm ngang, khiêu làm càn khôn đại địa, bình bát úp lại che cả hằng sa thế giới. Thử hỏi các người hướng đến xứ nào để an thân lập mạng? Nếu biết được hướng Bắc Câu-lôchâu ăn cháo ăn cơm, nếu như không biết trường liền trên sàn ăn cháo ăn cơm”. Tiếp sau đó, Sư đến ở Thạch sương, nhân ngày giải Hạ, Sư bảo cùng đại chúng rằng: “Hôm qua làm đứa con nít, sáng nay tuổi đã già suy, chưa rõ ba (03) tám (08) chín (09), khó đạp tường Cổ Hoàng. Tay nung Hoàng hà khô, chân đạp Tu-di ngã, thân huyễn hóa phù sinh, mạng người tối khó giữ. Thiên đường và địa ngục đều do tâm tạo nên. Tùng Nam sơn bắc lãnh, cỏ Bắc lãnh Nam sơn, một cơn mưa đượm nhuần vô biên, rễ mầm cứng mạnh khô khan. Ngũ hổ vào tham học, chỉ hỏi xét bàn về hư không, chết như cởi áo mùa hạ, sinh như đắp chăn mùa Ðông, rõ ràng không việc người, đặt đất sinh phiền não”. Rồi, Sư hét một tiếng xong bèn xuống khỏi tòa. Lại, lên giảng đường, Sư hét một tiếng phân rành khách chủ, chiếu dụng đồng hành một lúc, cần hiểu ý bên trong, giữa trưa đánh canh ba, bèn hét mộttiếng và bảo: “Tạm nói là khách là chủ lại còn có phân chia được ư? Nếu phân được thì sáng đánh ba ngàn gậy chiều đánh tám trăm gậy, còn chưa thể được thì Lão Tăng mất lợi”. Nhân có đồng Ðạo đến phỏng hỏi, lên giảng đường, Sư bảo: vùn vụt cảnh gió mát, đồng người hỏi lắng xa, nấu trà nước trên núi, đốt đảnh củi trong động. Trân trọng!” Có người hỏi: “Lúc Tổ sư Ðạt-ma chưa đến thì thế nào?” Sư đáp: “Trường an hằng đêm nhà nhà trăng tỏ”. Lại hỏi: “Sau khi đã đến thì thế nào?” Sư đáp: “Bao chốn sáo ca bao xứ buồn”. Lại hỏi: “Lúc một vật không tương lai thì thế nào?” Sư đáp: “Cây hòe nhiều thành rừng”. Lại hỏi: “Lúc bốn núi lửa đến thì thế nào?” Sư đáp: “Vật đuổi chạy, người hứng thú”. Lại hỏi: “Lúc bước bước lên cao thì thế nào?” Sư đáp: “Mây tỏa dưới chân”. Lại hỏi: “Người xưa phong giấy trắng, ý chỉ ấy thế nào?” Sư đáp: “Nhà nghèo khổ, đường giàu sang”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Ðạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Ba ngày có cơn gió, năm ngày có trận mưa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phàm là Tông sư tức là đoạt lấy áo mặc châu ngọc của con nghèo khổ, nghiên cứu chỗ thấy của hàng Ðạt nhân. Nếu chẳng như vậy thì trọn chỉ có tài hòa bùn hợp nước mà thôi”. Ngừng giây lâu, Sư bảo: “Ði đường gặp kiếm khách phải trình kiếm, không như vậy thì thi nhân chẳng trình thơ”. Rồi Sư hét một tiếng. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ta có một lời tuyệt tư duy mất các duyên, khéo nói chẳng được, chỉ cần tâm truyền. Lại có một lời không qua nêu thẳng. Vả lại sống làm sao là một câu nói thẳng?” Ngừng giây lâu, Sư nắm lấy gậy chống họa vẽ một đường, và hét một tiếng. Có người hỏi: “Việc mình chưa rõ lấy gì làm ứng nghiệm?” Sư đáp: “Huyền sa từng thấy Tuyết Phong lại”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy thế nào?” Sư đáp: “Một đời chẳng ra khỏi đảnh núi”. Lại hỏi: “Ý Tổ và Ý khinh giáo là đồng hay là khác biệt?” Sư đáp: “Ngựa có báo rủ cương, chó có ân nằm cỏ”. Lại hỏi: “Cùng gì thì chẳng khác?” Sư đáp: “Tây thiên đông độ”. Lại hỏi: “Thế nào là người học tự chính mình?” Sư đáp: “Ðánh xương cốt ra tủy”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Vào nước thấy người dài”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mặt xoay hướng Tây, đi hướng Ðông. Bắc đẩu chánh ung ly, đường đi nào từng đi, mục đồng cưỡi trâu nằm! Trân trọng!” Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Với xuân sinh hạ trưởng tức chẳng hỏi. Còn dưới cẳng chân các người một câu làm sao sống đạo?” Ngừng giây lâu, Sư bảo: “Chủ chùa Hoa quang”. Rồi bèn xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thuốc lắm bệnh lớn, lưới nhỏ cá điều”. Rồi xuống khỏi tòa. Sư chỉ dạy đại chúng, dùng gậy chống đánh xuống Thiền sàn một cái rồi bảo: “Ðại chúng có người hiểu chăng? Không thấy Ðạo, một nâng đỡ quên chỗ biết, lại chẳng nhờ gá sự tu trì. Những bậc đạt đạo ở các phương đếu nói là Thượng thượng có. Hương nghiêm làm sao tỏ ngộ đi? Rõ ràng ngộ được Như Lai thiền, Tổ sư thiền chưa mộng hiện tại. Vả lại nói Tổ sư thiền có nơi rất dài, như hướng đến lấy trong lời nói thì lừa dối người sau, đánh thẳng nhiều gậy thì nhận lấy cô phụ các bậc Tiên Thánh. Muôn pháp vốn nhàn tỉnh, chỉ con người tự ồn náo. Do đó Sơn Tăng ở Phước Nghiêm chỉ thấy cảnh giới Phước Nghiêm, yên dậy sớm, ngủ có giờ, mây tỏa núi xanh, trăng rơi đầm lạnh. Âm chim bay kêu trước đài Bát-nhã, hoa Sa-la tỏa hương nửa khoảng núi Chúc dung. Nắm bó cỏ tranh gầy, ngồi trên tảng đá, có lúc cùng với Nạp tử Ngũ hồ đàm nơi Huyền vi, Ðầu tro mặt bụi ở Hưng hóa, chỉ thấy gia phong Hưng hóa nghinh lại đưa đi cửa liền thành chợ, xe ngựa nối nhau. Ngư ông xướng nhạc Tiêu tương, khỉ vượn hú vang sườn núi, tơ trúc ca dao luôn luôn vào tai. Lại cùng các cao nhân ở khắp bốn biển từng ngày đàm nói Thiền đạo, năm tháng đều quên. Tạm nói ở rừng sâu, ở thành quách lại có sự hơn kém hay không? Thử nói xem?” Ngừng giây lâu, Sư lại bảo: “Nơi ấy là Từ Thị (Di-lặc), không cửa không thiện tài”. Có người hỏi: “Lúc hành cước không gặp người thì thế nào?” Sư đáp: “Tơ câu thắc nước”. Lại hỏi: “Với tầm gậy hái lá tức không hỏi, còn thế nào chặt thẳng cội nguồn?” Sư đáp: “Lang lật chống gậy”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Ði thì vai mang áo nạp mây nước, ngồi thì đặt nắm tay trong lòng bàn tay”. Lại hỏi: “Ðã là thiên thần hộ pháp, cớ sao lại nhương cung giá tên”. Sư đáp: “Lễ phòng quân tử”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Có tiền oai sử tiền”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm ấn Tổ sư, một ấn ấn không, một ấn ấn nước, một ấn bùn, như nay lại có ấn chẳng dính ư? Thử hướng xuống dưới cẳng chân nói lấy một câu lại. Giả sử các ông nói được thích thản rõ ràng thí thứ nhất chẳng được đi qua dưới cửa của Nạp Tăng, vả lại nói nạp Tăng có nơi nào dài”. Ngừng giây lâu, Sư lại bảo: “Ba tấc tiều nhân vương, khắp đất là dao thương”. Rồi Sư hét một tiếng, chống tích trượng xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường Sư bảo: “Trời đã sáng trống đã vang, Thánh chúng đến đều chấp tay, như nay lại có người không chấp tay ư? Nếu có tức Ni càn hoan hỷ, còn không tức Cù-đàm phát ghét”. Ngừng giây lâu, Sư bảo: “Trân trọng”. Có người hỏi: “Mài cối kiếm ba thước, chết mất người bất bình, theo ý Sư thì thế nào? Sư đáp: “Khéo đi”. Có vị Tăng nói: “Ðiểm”. Sư bảo: “Ngươi xem!” Vị Tăng vỗ tay và trở về giữa đại chúng. Sư bảo: “Xong”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phía Nam của Bắc sơn, phía Bắc của Nam sơn, nhật nguyệt soi sáng cả hai, đất trời mờ tối. Biển lớn sông ngòi thảy đều tỏa sáng, gặp được Bồ-tát Quán Thế Âm hỏi Di-lặc. Trân trọng!” Có người hỏi: “Lúc có ký khỏ tỏ bày thì thế nào?” Sư đáp: “Khổ”. Lại hỏi: “Thế nào thì lưỡi chống trên vòm họng?” Sư thở dài một tiếng. Có vị Tăng hỏi: “Lấy gì gọi lào Hồ Tăng râu đỏ?” Sư đáp: “Mộng thấy cẳng chân hưng hóa ư?” Sư nói kệ chỉ dạy đồ chúng rằng: “Hắc, hắc, hắc Ðạo, đạo, đạo Minh, minh, minh, Ðắc, đắc, đắc”. Trong phòng thất của Sư, cắm một cây kiếm, dùng một đôi giày cỏ, một bồn nước đặt bên cạnh cây kiếm. Mỗi lúc thấy có người vào thất, Sư liền bảo: “Xem, xem”. Như có người đến bên cạnh kiếm phỏng bàn nghị, Sư liền bảo: “Hiểm nguy, tan thất mất mạng vậy”. Và Sư quát đuổi ra. Một ngày mùa Ðông, Sư đến tấm bảng ở Tăng đường, viết các chữ: “(?), phía dưới ghi chú rằng: “nếu người nào biết được, chẳng lìa trong bốn oai nghi”. Vị Thư Tòa trông thấy thế, nói: “Ngày nay Hòa thượng phóng tham”. Nghe vậy, Sư bèn cười. Năm Mậu dần (1038) thuộc trong niên hiệu Bảo Nguyên (1038- 1040) thời Bắc Tống, Lý Ðô Úy sai sứ đến mời thỉnh Sư, nói rằng: “Bạn Ðạo ở trong nước nhà, chỉ có mình Sư cùng Dương Ðại Niên, mà Ðại Niên đã bỏ tôi đi trước, ngày tháng trở lại đây chóng cảm thấy suy yếu, nhẫn đợi chết muốn được một lần gặp thấy mặt!” Lý Công đưa thư ấy cho Ðàm Sư thúc giục sai người mang đến. Sư xót xa cùng thị giả đồng đi thuyền theo xuống hướng Ðông. Ðang lúc đi trên thuyền, Sư làm kệ rằng: “Sông dài đi chẳng tận Ðất vua lúc nào đến Ðã được tiện gió mát Nghỉ đem mái chèo bày”. Khi đến kinh đô, cùng gặp Lý Công, quả nhiên hơn tháng sau Lý Công qua đời. Lúc sắp chết, Lý Công họa vẽ một vòng tròn và làm bài kệ dâng Sư rằng: “Thế giới không nương Núi sông chẳng ngại Biển lớn vi trần Tu-di nạp giới Nhóm mở khăn đầu Cởi giải dưới eo Nếu tìm sinh tử Hỏi lấy đãy da”. Sư hỏi: “Thế nào là Phật tánh từ xưa lại?” Lý Công đáp: “Ngày nay nóng như ngày qua”. Và theo tiếng mà hỏi lại Sư rằng: “Một câu lúc sắp đi làm sao sống?” Sư đáp: “Xưa nay không phải ngại, tùy chốn mặc tròn vuông”. Lý Công nói: “Lại muộn khốn nhọc”. Và không đối đáp gì. Sư bảo: “Nơi không Phật, làm Phật”. Khi ấy Lý Công điềm nhiên mà qua đời. Vua Nhân Tông (Triệu Trinh 1023-1064) rất lưu tâm với không môn, nghe Lý Công lúc sắp qua đời cùng Sư hỏi đáp, cảm thán giây lâu. Sư thương khóc rất thảm thiết, đi đến nơi huyệt mã mà giả biệt, vua ban sắc chỉ sai quan dùng thuyền đưa Sư về phương Nam. Giữa đường Sư bảo cùng thị giả rằng: “Bỗng nhiên ta cảm mắc bệnh phong tê”. Trông nhìn miệng Sư thì đã co rút méo, Thị giả bèn đưa chân giẫm đạp nói rằng: “Bởi vì lúc bình sinh luôn mắng Phật trách Tổ nên nay phải như vậy”. Sư bảo: “Chớ lo vì ngươi chỉnh sửa đó”. Và tự đưa tay sửa lại như cũ. Sư nói: “Từ nay về sau chẳng chậm chạp đặt để ông”. Qua ngày mồng năm tháng giêng năm sau (1039), Sư thị tịch, hưởng thọ năm mươi bốn tuổi, ba mươi hai hạ lạp. Bia văn khắc ghi công hạnh ở chùa Hưng hóa, dựng tháp an táng toàn thân tại Thạch sương.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.