Personal Information
Danh Tánh
|
0-TS Thiên Y Nghĩa Hoài
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
1. Thiền sư Nghĩa Hoài ở Thiên y. Thiền sư Nghĩa Hoài ở Thiên y tại Việt châu, vốn người dòng họ Trần ở Lạc , Vĩnh gia. Gia đình nhiều đời sống với nghề chài lưới. Thân mẫu mộng thấy có vì sao rơi nơi phòng nhà mới mang thai, đến lúc sinh Sư có lắm điều tốt lành. Thuở bé thơ, Sư ngồi ở đuôi thuyền, thân phụ đánh bắt được cá sai bảo Sư xâu lại thành chùm, bất nhẫn Sư mới ném lén xuống lại nước. Thân phụ Sư tức giận đánh Sư, nhưng Sư vẫn tự nhiên như cũ. Ðến lúc trưởng thành, vân du đến kinh đô, Sư nương tựa ở chùa Cảnh đức làm kẻ trẻ con đi chơi, rồi Sư vào chùa Thiên Thánh xét khảo kinh điển mà được độ xuất gia, Sư đến bái yết các vị Kim Loan Thiện Diệp huyện tỉnh và đều được ấn khả. Sư bèn từ Lạc thành đến Long môn, sau lại đến dưới thành đô, muốn kế thừa Tông phong, nhưng trong tâm ý có điều chưa quyết định, bỗng gặp Ngôn Pháp Hoa vỗ vai Sư, bảo rằng: “Vân môn Lâm Tế”. Sư liền đi đến Cô tô, đảnh lễ Thiền sư Minh Giác ở Thúy phong. Thiền sư Minh Giác hỏi “Ông tên gì?” Sư đáp: “Tên Nghĩa Hoài”. Lại hỏi: “Sao chẳng gọi tên là Hoài Nghĩa?” Sư đáp: “Phải thời đến được”. Lại hỏi: “Ai vì ông mà đặt tên?” Sư đáp: “Thọ giới đến nay đã mười năm vậy”. Lại hỏi: “Ông đi bộ đã hao tốn bao nhiêu đôi giày cỏ?” Sư đáp: “Hòa thượng khéo chẳng là người mù”. Thiền sư Minh Giác bảo: “Ta chẳng lượng được tội quá. Ông chẳng lường được tội quá, khi ấy làm sao sống?” Sư im lặng không nói gì. Thiền sư Minh Giác đánh Sư và bảo: “Cởi bỏ cái tài nói dối ấy ra đi”. Lúc vào trong thất, Thiền sư Minh Giác bảo: “Gì cũng chẳng được, không gì cũng chẳng được, gì và không gì đều là chẳng được” Sư phỏng nghĩ bàn luận, Thiền sư Minh Giác lại đánh Sư và xua đuổi ra. Cứ như thế trải qua vài ba phen. Sau đó, Sư gánh múc nước, bỗng nhiên đòn gánh gãy, Sư bèn tỏ ngộ, làm bài kệ tụng đầu có rằng: “Một hai ba bốn năm sáu bảy Muôn nhân đầu non một chân đứng Dưới cằm ly rồng đoạt minh châu Một lời khám phá Duy-ma-cật”. Thiền sư Minh Giác nghe thế, vỗ tay vào ghế ngợi khen hay khéo. Về sau Sư lên ngồi nơi bảy Ðạo tràng, hành hóa khắp trong nhà, những vị nối dõi dòng pháp rất đông nhiều. Ở lâu sau, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Trải tóc che bùn, nằm ngang thân trên đất”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Mặc tình Ba-tuần cau mày”. Lại hỏi: “Thế nào là cảm tạ Sư chỉ dạy?” Sư đáp: “Trời Tây đất đây”. Lại hỏi: “Người học từ trước lại đây muốn thỉnh Sư giảng nói Pháp”. Sư đáp: “Trong rừng chim hót, dưới nước cá bơi”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trên đỉnh núi Tudi chẳng đánh gõ chuông vàng trong hang Tất-bát không người nhóm tụ. Sơn Tăng ngã cưỡi điện Phật, các người mang trái dày cỏ, sáng vân du đến Ðàm đặc, chiều tối tớ La phù, gậy chống cái kim mỗi nhà tự gom lấy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nạp Tăng nói ngang nói dọc, chưa biết có mắt trên cửa đảnh”. Khi ấy có vị Tăng hỏi: “Thế nào là mắt trên cửa đảnh?” Sư đáp: “Áo mặc xương gầy bày, nhà rách thấy sao ngủ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phàm là Tông Sư phải là xua đuổi trâu của người cày bừa cướp đoạt cơm của người đói. Gặp hèn tức quý, gặp quý tức hèn. Xua đuổi trâu của người cày bừa tức khiến lúa mạ của người kia tươi tốt, cướp đoạt cơm của người đói tức khiến họ trọn chấm dứt đói khát, gặp hèn tức quý tức là nắm đất thành vàng, gặp quý tức hèn biến vàng thành đất. Lạo Tăng đây cũng chẳng xua đuổi trâu của người cày bừa cũng chẳng cướp đoạt cơm của người đói. Sao gọi là trâu của người cày bừa? Ta lại dùng thế nào? Sao là cơm của người đói, ta lại ăn thế nào? Ta cũng chẳng nắm đất thành vàng và cùng chẳng biến vàng thành đất. Cớ sao vậy? Vàng tức vàng, đất tức là đất, ngọc là ngọc, đá là đá, Tăng là Tăng, tục là tục, trời đất xưa nay, nhật nguyệt xưa nay, núi sông xưa nay, nhân luân xưa nay tuy là như vậy, đánh phá đại tán quan cái mê gặp Ðạt-ma. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nhạn bay ngang sông, ảnh không lắng nước, Nhạn không có ý lưu vết, sông không tâm niệm giữ hình. Nếu có khả năng như vậy mới mở hường đi trong loài khác, chẳng tiếp dùng chim kêu giết sạch chim nhạn non Nhạc đầy hóc hác, buông đi trăm dơ bẩn ngàn vụng về, thâu lại buộc buộc cuộn cuộn, dùng đó thì dám cùng tám Ðại Long vương đấu tranh giàu quý, chẳng dùng đó thì chẳng giá trị bằng nửa phân tiền. Tham”. Có vị Tăng hỏi: “Trời không thể che, đất không thể chở, chưa xét rõ đó là người gì?” Sư đáp: “Ðào đất chôn lấp sâu”. Lại hỏi: “Người ấy có chấp nhận an bài hay không?” Sư đáp: “Trên đất trác thêm bùn”. Lại hỏi: “Lúc Ngưu đầu chưa thấy gặp Tứ tổ thì thế nào?” Sư đáp: “Sông dài không sáu tháng”. Lại hỏi: “Sau khi thấy rồi thì thế nào?” Sư đáp: “Mỗi năm một độ xuân”. Lúc vào trong thất, Sư hỏi vị Tăng: “Người không tay hay thực hành nắm đấm, người không lưỡi hiểu nói năng, bỗng nhiên người không tay đánh người không lưỡi, người không lưỡi nói cái gì?” Sư lại bảo: “Thục phách suốt đêm kêu, xuyết cưu trọn đêm réo, viên thông cửa lớn mở, việc gì cách mây bùn”. Qua năm sau, vì cảm mắc bệnh, Sư bèn ở tại am Sam sơn thuộc Trì dương, đệ tử của Sa-môn Trí Tài ở Phật Nhật tại Lâm bình nghinh đón Sư về để hầu hạ phụng dưỡng. Sa-môn Trí Tài đến Tô thành chưa trở về, Sư bảo: “Hãy gọi về gấp”. Ðến lúc Sa-môn Trí Tài vừa đặt chân vào cửa, Sư bảo: “Thời khắc đã đến, Tôi đi đây vậy!” Sa-môn Trí Tài thưa: “Sư có lời gì chỉ dạy cho đồ chúng?” Sư mới nói kệ tụng rằng: “Mặt nhật chiếu Phù tang Mây tạnh bít Hoa nhạc Cạnh ba qua sắt vây Kéo bẻ sừng Ly long” Sa-môn Trí Tài lại hỏi: “Noãn tháp đã thành, thế nào là việc cứu cánh?” Sư đưa nắm tay mà chỉ bày đó, xong bèn đến giường đẩy gối mà thị tịch, dựng tháp an táng toàn thân tại gò đồi phía Ðông của chùa. Ðến trong niên hiệu Sùng Ninh (1102-1107) thời Bắc Tống, vua Huy Tông (Triệu Cát) truy phong Sư thụy hiệu là “Chấn Tông Thiền sư”.
|
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |