0-ĐS Gia Tường Cát Tạng – Khai Tổ Tam Luận Tông

Personal Information

Danh Tánh
0-ĐS Gia Tường Cát Tạng - Khai Tổ Tam Luận Tông
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Gia Tường
Đời nhà Tùy, đại sư Cát Tạng ở chùa Gia-tường, huyện Cối-kê, vì vậy ngài cũng được người đời lấy tên chùa mà xưng ngài là đại sư Gia Tường. Ngài là tổ khai sáng tông Tam Luận.

 

 

Chu Thich Phat Hoc - Ebooks Only - Glossary Full 8(dict)
Cát Tạng
● (549-623). Là một trong 25 đồ đệ xuất sắc của Pháp Lăng. Là vị cao tăng sống vào thời đại nhà Tùy (581-619), tổ đời thứ 7 của tông Tam Luận Trung-quốc. Ngài là người Kim-lăng (Nam-kinh), tỉnh Giang-tô, tục tánh là An, tên là Thế. Thân phụ ngài vốn là người nước An-tức, thuộc tộc Hồ, đã dời sang Trung-quốc sinh sống, cư trú tại Kim lăng; vì vậy người đương thời thường gọi ngài là An Cát Tạng, hoặc Hồ Cát Tạng. Từ lúc ba, bốn tuổi, ngài đã theo cha đến yết kiến ngài Chân Đế (499-569); tên Cát Tạng của ngài là do ngài Chân Đế đặt cho. Sau đó thân phụ ngài xuất gia (hiệu là Đạo Lượng), và ngài đã thường theo cha đến chùa Hưng Hoàng nghe đại sư Pháp Lãng giảng thuyết về tông Tam Luận. Đến 7 tuổi (có thuyết nói là 10 tuổi) ngài theo đại sư Pháp Lãng xuất gia, tinh chuyên nghiên tập giáo nghĩa ba bộ luận căn bản của tông Tam Luận là Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận. Năm 21 tuổi ngài thọ giới cụ túc, nhưng từ 19 tuổi đã bắt đầu thuyết giảng kinh luận. Năm 581 (năm đầu của triều đại nhà Tùy) ngài Pháp Lãng (tổ thứ 6 của tông Tam Luận) viên tịch. Sau khi nhận lãnh trách nhiệm thừa kế tổ nghiệp, ngài bèn đến trú trì chùa Gia-tường ở huyện Cối-kê, tỉnh Triết-giang (năm 32 tuổi). Tại đây ngài chuyên việc trước tác và thuyết giảng, người tới hỏi đạo đông đến cả ngàn. Các tác phẩm của ngài nhằm xiển dương tông Tam Luận, hầu hết được viết tại chùa này, cho nên hậu thế đã xưng ngài là “Gia Tường đại sư”.
Về phương diện giáo học, ngoài sự thấu suốt giáo nghĩa của tông Tam Luận, ngài còn tinh thông cả các bộ kinh đại thừa quan trọng khác như Pháp Hoa, Niết Bàn v.v... Năm 606, vua Tùy Dạng đế (605-616) hạ chiếu xây dựng bốn ngôi đạo tràng, và ngài được mời đến chủ trì đạo tràng Tuệ-nhật ở Dương Châu (tỉnh Giang-tô). Một thời gian sau, ngài lại dời đến đạo tràng Nhất-nghiêm ở Trường-an để hóa đạo vùng đất Trung-nguyên. Bất cứ nơi nào, ngài cũng chuyên tâm hoằng dương tông Tam Luận, cực lực phát huy cái diệu lí của “bát bất trung đạo”, làm cho tông này ngày càng hưng long, dần đến chỗ cực thịnh; bởi vậy, người đương thời xưng ngài là vị tổ trùng hưng tông Tam Luận. Từ năm 605 cho đến năm cuối đời Tùy, ngài đã chép tay 2.000 bộ kinh Pháp Hoa, tạo 25 tôn tượng, lúc nào cũng kiền thành sám hối. Ngài cũng từng ngồi đối diện với tượng đức Bồ-tát Phổ Hiền để quán chiếu về lí thật tướng. Năm 618 (năm cuối triều đại nhà Tùy, mà cũng là năm đầu triều đại nhà Đường), vừa lên ngôi, vua Cao-tổ (618-626) nhà Đường đã ban chiếu tuyển chọn 10 vị cao tăng đại đức để thống lãnh tăng chúng toàn quốc; và ngài Cát Tạng là một trong số 10 vị này. Đến năm 623, khi biết sắp tới giờ lâm chung, ngài bèn tắm gội, thắp hương niệm Phật, rồi viết bài “Tử Bất Bố Luận” (luận không sợ chết), xong thì viên tịch, thế thọ 75 tuổi, an táng tại chùa Chí-tướng trên núi Chung-nam.
Môn đồ của ngài rất đông, trong đó có các ngài Tuệ Quán, Tuệ Lãng và Trí Khải là xuất sắc nhất. Trước tác của ngài rất nhiều, gồm có: Trung Quán Luận Sớ, Bách Luận Sớ, Thập Nhị Môn Luận Sớ, Tam Luận Huyền Nghĩa, Đại Thừa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Huyền Luận, v.v... và còn nhiều sách chú thích các kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, Thắng Man, v.v... Sức giảng kinh của ngài cũng có thể nói là “vô địch”. Theo các sử liệu ghi chép, sinh thời ngài đã giảng “ba bộ luận” đến hơn trăm lần; giảng kinh Pháp Hoa hơn 300 lần; giảng các kinh Đại Phẩm, Hoa Nghiêm, Duy Ma và luận Đại Trí Độ, v.v... đến vài chục lần.

Phat Hoc Tinh Tuyen - TK Thich Nguyen Tam(dict)
Cát Tạng
● (吉 藏, Kichizō, 549-623): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Kim Lăng (金陵), họ An (安), tên Thế (貰), tổ tiên ông người An Tức (安息, dân tộc Hồ), sau dời đến Kim Lăng, cho nên ông được gọi là An Cát Tạng (安吉藏), Hồ Cát Tạng (胡 吉 藏). Năm lên 3, 4 tuổi, ông theo cha đến yết kiến Chơn Đế (眞 諦), nhân đó Chơn Đế đặt cho ông tên là Cát Tạng. Sau cha ông xuất gia, có pháp danh Đạo Lượng (道諒). Ông thường theo cha đến Hưng Hoàng Tự (興皇寺) nghe Pháp Lãng (法朗) giảng thuyết về Tam Luận (三論), và năm lên 7 tuổi (có thuyết cho là 13 tuổi) ông theo vị nầy xuống tóc xuất gia. Pháp Lãng là người truyền thừa giáo học Tam Luận của hệ thống Cưu Ma La Thập (鳩摩羅什), cho nên ông thường học tập Trung Luận (中論), Bách Luận (百論) và Thập Nhị Môn Luận (十二門論). Năm 19 tuổi, lần đầu tiên ông đăng đàn thuyết pháp, rồi năm 21 tuổi thọ cụ túc giới, danh tiếng ngày càng cao. Vào năm đầu (581) niên hiệu Khai Hoàng (開皇) nhà Tùy, lúc ông 32 tuổi, Pháp Lãng qua đời, ông bèn vân du về phía Đông đến Gia Tường Tự (嘉 祥) thuộc vùng Hội Khể (會稽, hay Cối Kê), Triết Giang (浙江), lưu lại nơi đây chuyên tâm thuyết giảng và trước tác, người đến học đạo lên đến hơn ngàn người. Bên cạnh đó, ông còn viết chú sớ cho các thư tịch Tam Luận, phần nhiều đều được hoàn thành ở chùa nầy, cho nên hậu thế gọi ông là Gia Tường Đại Sư (嘉 祥 大 師). Ngoài việc hình thành hệ thống Tam Luận Tông, ông còn tinh thông cả các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, v.v. Vào tháng 8 năm thứ 17 niên hiệu Khai Hoàng (開皇), gởi thư mời Thiên Thai Trí Khải Đại Sư (天 台 智 顗 大 師) đến tuyên giảng giáo nghĩa Pháp Hoa. Vào năm thứ 2 (606, có thuyết cho là năm thứ 2 [602] niên hiệu Nhân Thọ [仁壽], hay năm cuối [616] niên hiệu Đại Nghiệp [大業]) niên hiệu Đại Nghiệp (大 業), vua Dương Đế (煬 帝) hạ chiếu mở 4 đạo tràng, ông phụng sắc chỉ đến trú tại Huệ Nhật Đạo Tràng (慧 日 道 場) ở Dương Châu (揚 州) vùng Giang Tô (江 蘇). Chính bộ Tam Luận Huyền Nghĩa (三 論 玄 義) mà tương truyền do ông trước tác, được hoàn thành trong khoảng thời gian nầy. Sau đó, ông chuyển đến Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺) ở Trường An (長安), hoằng đạo vùng Trung Nguyên. Ngoài ra, ông còn đi khắp các nơi diễn giảng kinh để hoằng dương Tam Luận Tông, cho nên ông được xem như là vị tổ tái hưng của tông phái nầy. Ông đã từng biện luận với Tăng Sán (僧 粲), vị luận sư nổi tiếng đương thời, ứng đáp trôi chảy, cả hai bên trải qua hơn 40 lần đối đáp như vậy, cuối cùng ông thắng cuộc. Từ năm đầu (605) niên hiệu Đại Nghiệp (大業) cho đến cuối đời nhà Tùy (617), ông sao chép 2.000 bộ Kinh Pháp Hoa, tạo 25 tôn tượng, chí thành lễ sám. Vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武 德) nhà Đường, tại Trường An vua Cao Tổ tuyển chọn ra 10 vị cao tăng đức độ để thống lãnh tăng chúng, sư được chọn vào trong số đó. Thêm vào đó, đáp ứng lời thỉnh cầu của 2 chùa Ứng Thật (應實) và Định Thủy (定水), ông đến làm trú trì, nhưng sau dời về Diên Hưng Tự (延興寺). Đến tháng 5 năm thứ 6 niên hiệu Võ Đức (武德), trước khi mạng chung, ông tắm rửa sạch sẽ, đốt hương niệm Phật, viết cuốn Tử Bất Bố Luận (死 不 怖 論, Luận Không Sợ Chết) xong mới an nhiên thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi. Bình sanh ông giảng thuyết Tam Luận (三論) hơn 100 lần, Pháp Hoa Kinh (法華經) hơn 300 lần, Đại Phẩm Kinh (大品經), Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Duy Ma Kinh (維摩經), Đại Trí Độ Luận (大智度論), v.v., mỗi loại khoảng 10 lần. Môn hạ của ông có những nhân vật kiệt xuất như Huệ Lãng (慧朗), Huệ Quán (慧灌), Trí Khải (智凱), v.v. Trước tác của ông cũng rất phong phú như Trung Quán Luận Sớ (中 觀 論 疏), Thập Nhị Môn Luận Sớ (十二門論疏), Bách Luận Sớ (百論疏), Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義), Đại Thừa Huyền Luận (大乘玄義), Pháp Hoa Huyền Luận (法華 玄論), Pháp Hoa Nghĩa Sớ (法華義疏), v.v. Ngoài ra, còn có một số sách chú thích cũng như lược luận của các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, Thắng Man, Đại Phẩm, Kim Quang Minh, Duy Ma, Nhân Vương, Vô Lượng Thọ, v.v.

Trich Luc Tu Ngu Phat Hoc - Cs Hanh Co(dict)
Cát Tạng
● (549-623): là vị cao tăng sống vào thời đại nhà Tùy (581-619), tổ đời thứ 7 của tông Tam Luận Trung-quốc. Ngài là người Kim-lăng (Nam-kinh), tỉnh Giang-tô, tục tánh là An, tên là Thế. Thân phụ ngài vốn là người nước An-tức, thuộc tộc Hồ, đã dời sang Trung-quốc sinh sống, cư trú tại Kim-lăng; vì vậy người đương thời thường gọi ngài là An Cát Tạng, hoặc Hồ Cát Tạng. Từ lúc ba, bốn tuổi, ngài đã theo cha đến yết kiến ngài Chân Đế (499-569); tên Cát Tạng của ngài là do ngài Chân Đế đặt cho. Sau đó thân phụ ngài xuất gia (hiệu là Đạo Lượng), và ngài đã thường theo cha đến chùa Hưng-hoàng nghe đại sư Pháp Lãng giảng thuyết về tông Tam Luận. Đến 7 tuổi (có thuyết nói là 10 tuổi) ngài theo đại sư Pháp Lãng xuất gia, tinh chuyên nghiên tập giáo nghĩa ba bộ luận căn bản của tông Tam Luận là Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận. Năm 21 tuổi ngài thọ giới cụ túc, nhưng từ 19 tuổi đã bắt đầu thuyết giảng kinh luận. Năm 581 (năm đầu của triều đại nhà Tùy) ngài Pháp Lãng (tổ thứ 6 của tông Tam Luận) viên tịch. Sau khi nhận lãnh trách nhiệm thừa kế tổ nghiệp, ngài bèn đến trú trì chùa Gia-tường ở huyện Cối-kê, tỉnh Triết-giang. Tại đây ngài chuyên việc trước tác và thuyết giảng, người tới hỏi đạo đông đến cả ngàn. Các tác phẩm của ngài nhằm xiển dương tông Tam Luận, hầu hết được viết tại chùa này, cho nên hậu thế đã xưng ngài là Gia Tường đại sư.
Về phương diện giáo học, ngoài sự thấu suốt giáo nghĩa của tông Tam Luận, ngài còn tinh thông cả các bộ kinh đại thừa quan trọng khác như Pháp Hoa, Niết Bàn v.v... Năm 606, vua Tùy Dạng đế (605-616) hạ chiếu xây dựng bốn ngôi đạo tràng, và ngài được mời đến chủ trì đạo tràng Tuệ-nhật ở Dương-châu (tỉnh Giang-tô). Một thời gian sau, ngài lại dời đến đạo tràng Nhất-nghiêm ở Trường-an để hóa đạo vùng đất Trung-nguyên. Bất cứ nơi nào, ngài cũng chuyên tâm hoằng dương tông Tam Luận, cực lực phát huy cái diệu lí của “bát bất trung đạo”, làm cho tông này ngày càng hưng long, dần đến chỗ cực thịnh; bởi vậy, người đương thời xưng ngài là vị tổ trùng hưng tông Tam Luận. Từ năm 605 cho đến năm cuối đời Tùy, ngài đã chép tay 2.000 bộ Kinh Pháp Hoa, tạo 25 tôn tượng, lúc nào cũng kiền thành sám hối. Ngài cũng từng ngồi đối diện với tượng đức Bồ Tát Phổ Hiền để quán chiếu về lí thật tướng. Năm 618 (năm cuối triều đại nhà Tùy, mà cũng là năm đầu triều đại nhà Đường), vừa lên ngôi, vua Cao-tổ (618-626) nhà Đường đã ban chiếu tuyển chọn 10 vị cao tăng đại đức để thống lãnh tăng chúng toàn quốc; và ngài Cát Tạng là một trong số 10 vị này. Đến năm 623, khi biết sắp tới giờ lâm chung, ngài bèn tắm gội, thắp hương niệm Phật, rồi viết bài “Tử Bất Bố Luận” (luận không sợ chết), xong thì viên tịch, thế thọ 75 tuổi, an táng tại chùa Chí-tướng trên núi Chung-nam.
Môn đồ của ngài rất đông, trong đó có các ngài Tuệ Quán, Tuệ Lãng và Trí Khải là xuất sắc nhất. Trước tác của ngài rất nhiều, gồm có: Trung Quán Luận Sớ, Bách Luận Sớ, Thập Nhị Môn Luận Sớ, Tam Luận Huyền Nghĩa, Đại Thừa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Huyền Luận, v.v... và còn nhiều sách chú thích các Kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, Thắng Man, v.v... Sức giảng kinh của ngài cũng có thể nói là “vô địch”. Theo các sử liệu ghi chép, sinh thời ngài đã giảng ba bộ luận đến hơn trăm lần; giảng Kinh Pháp Hoa hơn 300 lần; giảng các Kinh Đại Phẩm, Hoa Nghiêm, Duy Ma và Luận Đại Trí Độ, v.v... đến vài chục lần.

Tu Dien Da Ngon Ngu - Cs Minh Thong(dict)
Cát Tạng
● Chi-tsang (C).

Tu Dien Phat Hoc Dao Uyen(dict)
Cát Tạng
● 吉 藏; C: jícáng; cũng được gọi là Gia Tường Ðại sư Cát Tạng, 549-623;
Một trong những danh nhân của Tam luận tông và là đệ tử giỏi nhất của Pháp Lãng. Sư viết nhiều bài luận nổi tiếng về ba bài luận (tam luận) căn bản của tông này, đó là Trung quán luận (s: madhyamaka- śāstra), Thập nhị môn luận (s: dvādaśadvāra-śāstra) của Long Thụ (s: nāgārjuna) và Bách luận (s: śata-śāstra) của Thánh Thiên (s: āryadeva). Sư cũng viết nhiều bài luận về những bộ kinh Ðại thừa, một luận nói về lí thuyết Tam luận tông (Tam luận huyền nghĩa). Sư được xem là người đã đưa giáo lí Tam luận tông đến tuyệt đỉnh.
Sư người gốc An Tức (parthie) và một thời gian ngắn sau khi Sư ra đời (549 ở Nam Kinh) thì cha của Sư xuất gia học đạo. Năm bảy tuổi Sư vào một chùa thuộc về Tam luận tông và bắt đần học hỏi những kinh luận của Trung quán tông. Vì tình thế chính trị lúc đó căng thẳng nên Sư phải lánh về phía Nam Trung Quốc và trong thời gian viễn li này Sư viết những bộ luận tuyệt hảo đã nêu trên. Lí luận của Sư về »hai chân lí« (Nhị đế; s: satyadvaya) rất quan trọng và được chia làm ba cấp:
Chân lí tương đối (Thế tục đế; s: saṃvṛti-satya):
1. Chấp Hữu, cho rằng tất cả đều có;
2. Chấp hữu hoặc chấp vô;
3. Chấp hoặc không chấp cả hữu lẫn vô.
Chân lí tuyệt đối (Chân đế; s: paramārtha-satya):
1. Chấp vô, cho rằng tất cả là không;
2. Không chấp cả hữu lẫn vô;
3. Không chấp và cũng không không chấp cả hữu lẫn vô.
Từ lí thuyết này Sư đạt được (qua nhiều phủ nhận) một giai cấp, nơi cả hữu lẫn vô đều có ý nghĩa. Ðây chính là mức độ cao nhất của Trung đạo (s: madhyamā-pratipadā).
Tiếng tăm lừng lẫy của Sư vang đến Vương triều và vì vậy Sư được Vua thỉnh về Trường An truyền pháp. Người theo học pháp với Sư có lúc lên đến hàng vạn. Vì sự đóng góp phát triển Phật giáo Trung Quốc quá lớn nên đời sau xếp Sư vào mười vị Ðại sư đời Hậu tùy (618-626).

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.