TS Kinh Triệu Hoằng Biện

Personal Information

Danh Tánh
TS Kinh Triệu Hoằng Biện
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Hoằng Biện ở chùa Ðại Tiến Phước Tự Kinh Triệu
Pháp tự đời thứ ba của Nam Nhạc Hoài Nhượng
Pháp Tự Của Thiền Sư Hoài Huy
Vua Đường Tuyên Tông hỏi:
- Thiền tông sao lại có tên gọi Nam, Bắc ?
Sư đáp:
- Thiền tông vốn không Nam, Bắc. Khi xưa Như Lai lấy Chánh pháp nhãn trao lại cho Ca Diếp, truyền nhau dần hồi đến Tổ thứ 28 Bồ Đề Đạt Ma du hóa xứ này, làm sơ Tổ. Kịp tới lúc Ngũ Tổ đại sư Hoằng Nhẫn tại Đông Sơn Kỳ Châu khai Thiền pháp thì có hai người đệ tử, một người tên là Huệ Năng thọ nhận y pháp, trụ tại Lĩnh Nam làm Tổ thứ sáu. Một người tên Thần Tú xiển hóa tại phương Bắc. Sau môn nhân của Thần Tú là Phổ Tịch lập thầy mình làm Tổ thứ sáu, còn mình tự xưng Tổ thứ bảy. Chỗ đắc pháp của hai người là một, nhưng cách vận dụng, khai đạo, phát ngộ, có mau chậm khác nhau, cho nên mới có câu nói Nam mau, Bắc chậm, chớ thật ra không do Thiền tông vốn có Nam, Bắc.
Đế hỏi:
- Thế nào là giới ?
Sư tâu:
- Phòng ngừa điều sai trái, ngăn chặn điều ác xấu gọi là giới. Đế hỏi:
- Thế nào là định ?
Sư tâu rằng:
- Sáu căn thiệp cảnh mà tâm không theo duyên gọi là định.
Đế hỏi:
- Thế nào là tuệ ?
Sư tâu rằng:
- Tâm cảnh đều không, thoát khỏi giác, không còn hoặc gọi là tuệ.
Đế hỏi:
- Thế nào là phương tiện ?
Sư tâu:
- Phương tiện là pháp môn ẩn thật, che tướng, tạm dùng quyền xảo, bị tiếp căn giữa dưới, luồn lách thiết thi, khéo nói mà dẫn dụ, gọi là phương tiện. Nếu vì người thượng căn nói: Xả bỏ phương tiện là đạo vô thượng, đó cũng là cách nói phương tiện, cho đến lời huyền của Tổ sư, quên công, tuyệt ngữ, cũng là không ra khỏi dấu tích của phương tiện.
Đế hỏi:
- Thế nào là tâm Phật ?
Sư tâu rằng:
- Phật là lời nói của Tây thiên, tiếng Hoa (Đường) gọi là Giác, nghĩa là người có trí tuệ giác chiếu là tâm Phật. Tâm ấy là tên khác của Phật. Tuy có trăm ngàn tên gọi, nhưng thể duy chỉ có một. Thể không hình trạng, không tướng xanh vàng đỏ trắng, nam nữ. Tại trời không phải trời, tại người không phải người, nhưng hiện trời, hiện người, có thể là nam, có thể là nữ, không khởi đầu, không chấm dứt, không sanh ra và mất đi, cho nên gọi là tánh linh giác. Như bệ hạ mỗi ngày phải ứng đối muôn cơ, ấy là tâm Phật của bệ hạ. Giả như ngàn Phật cộng truyền mà không niệm thì cũng chẳng có chỗ sở đắc.
Đế hỏi:
- Như nay đây có người niệm Phật thì thế nào ?. Sư tâu rằng:
- Như Lai xuất thế làm thiện tri thức của trời người, tùy căn khí mà thuyết pháp. Đối với người thiện căn khai chí lý đốn ngộ tối thượng thừa. Đối với bậc trung, hạ, chưa hiểu ngay, thì như Phật đối với hoàng hậu Vi Đề Hi tạm thời khai mười sáu quán môn. Nay niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc vậy. Cho nên kinh nói: Tâm ấy là Phật, ngoài tâm không có Phật, ngoài Phật không tâm.
Đế hỏi:
- Nay có người trì kinh, niệm Phật, trì chú, cầu Phật thì thế nào ?
Sư tâu rằng:
- Như Lai có vô số khai tán, đều vì chúng sanh nhất thừa, như trăm sông cùng mọi dòng chảy đều không khỏi đổ về biển. Như vậy con số sai biệt đều qui về Tát Bà như biển.
Đế hỏi:
- Tổ sư nếu đã khế hội tâm ấn, nhưng kinh Kim Cang nói: Không có pháp nào đắc cả thì thế nào ?
Sư tâu:
- Toàn thể pháp hóa của Phật, thật ra không có một pháp nào cho người. Nhưng do khải thị chúng sanh ai ai cũng tự tánh đồng nhất pháp bảo tạng. Thuở ấy Phật Nhiên Đăng ấn khả Thích-ca bổn pháp nhưng không có gì để đắc, mới khế hiệp với bổn ý của Nhiên Đăng. Cho nên
kinh mới nói: Không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả. Pháp ấy bình đẳng. Tu nhất thiết thiện pháp mà không trụ ở tướng.
Đế hỏi:
- Thiền sư đã lãnh hội ý chỉ của Tổ, có còn lạy Phật, chuyển kinh không ?
Sư tâu rằng:
- Sa-môn con Phật lạy Phật, chuyển kinh là pháp thường lệ trụ trì, có bốn báo vậy. Nhưng y theo giới của Phật mà tu thân, tham tầm tri thức, tạm tu phạm hạnh, giẫm bước lên dấu tích Như Lai đã đi qua mà đi.
Đế hỏi:
- Thế nào là thấy nhanh 1 đốn kiến , thế nào là tu chậm 2 tiệm tu ?
Sư tâu rằng:
- Đốn minh tự tánh cùng với Phật đồng loại, nhưng do nhiễm tập từ vô thỉ, nên cần tiệm tu để đối trị, khiến thuận tánh khởi dụng như người ăn cơm, không thể và một miếng mà no ngay được.
Ngày đó, sư Hoằng Biện đối đáp với đế trong vòng bảy khắc. Đế ban tứ cà-sa tím, ban hiệu Viên Trí Thiền Sư, sắc sửa sang Tổ tháp khắp thiên hạ, bảo phải thủ hộ.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.