Năm 574

Dương Huyễn Chi biên soạn  “Lạc Dương Già Lam Ký” năm 574 ghi lại giai đoạn lịch sử Bắc Ngụy, trong đó Phật giáo đạt đến đỉnh điểm của sự phồn thịnh. Thái Hậu Ling là một người đàn bà phi thường. Cùng với sự giúp đỡ đắc lực của nhóm hoạn quan, bà hết lòng hỗ trợ Phật giáo. Cống hiến nổi bật nhất của bà cho Phật giáo là việc xây dựng chùa Vĩnh Ninh ở kinh đô Lạc Dương. Đây là một trong những ngôi chùa lộng lẫy và hoành tráng nhất tại Trung Hoa vào thời điểm này. Bên cạnh những ngôi danh lam tự viện đồ sộ ấy, vô số chùa viện được xây cất vào cuối đời nhà Ngụy. Sử liệu của hoàng tử Thành ghi, chỉ riêng tại Lạc Dương, có hơn 500 tự viện đang hoạt động, chưa tính số chùa tháp đang được xây cất dở dang. Hoàng tử Thành phàn nàn rằng số lượng chùa tháp chiếm 1/3 không gian của trung tâm kinh thành. Theo ước tính của Dương Huyễn Chi, với tổng số dân của Lạc Dương lúc này vào khoảng 500.000-600.000 người, hơn 109.000 là gia đình đệ tử Phật. Trong phạm vi kinh đô, tổng số chùa viện lớn nhỏ là 1.367 ngôi.
Xây cất chùa tháp, đặc biệt là sự tiêu xài phung phí cho chùa Vĩnh Ninh, sớm làm cạn kiệt ngân khố quốc gia; nhưng triều đình lại chẳng mấy để tâm. Vì vậy, nhân dân bắt đầu nổi loạn, chống đối. Lạc Dương trở thành trung tâm của loạn lạc, trong đó cuộc tấn công gây thảm họa nặng nề đối với chùa Vĩnh Ninh xảy ra vào năm 543. Người ta nói rằng ngọn lửa thiêu rụi ngôi chùa ấy kéo dài đến ba tháng. Ba năm sau giai đoạn bạo loạn, từ một trung tâm tôn giáo-văn hoá, Lạc Dương trở nên hoang vắng, điêu tàn.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.