Năm 40

Năm Giáp Ngọ (34), Tô Định sang thay Tích Quang làm Thái thú quận Giao Chỉ, làm nhiều điều tàn bạo, Thi Sách khởi nghĩa và bị thất bại. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thi Sách bị Tô Định sát hại mà không nói rõ nguyên nhân.
Tháng 2 năm 40, vợ ông là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị nổi loạn và đánh lùi được Tô Định và xưng Vương, thu phục lại 65 thành trì xưng. Vương. Nhà Hán sai một danh tướng là Phục Ba tướng quân Mã Viện chỉ huy đạo quân hùng hậu tiến đánh Hai Bà Trưng.
Theo Sử ký, mùa xuân năm 42 Tây lịch, Mã Viện điều động binh mã bốn quận Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô hơn vạn người. Chúng dựng thành quách, đắp cầu đường, mở kinh đào để vận chuyển lương thực. Sau một năm rưỡi chống cự, quân Hai Bà Trưng núng thế, rút về vùng Lãng Bạc. Năm 43, tại đây xảy ra trận huyết chiến, Hai Bà Trưng phải rút về Cẩm Khê và hy sinh tại đó. Mã Viện được thế, triển khai thắng lợi, đưa quân vào tận Cửu Chân (Thanh Hóa) rồi lần lượt tóm thâu toàn bộ đất đai Giao Chỉ rồi đặt nền móng cai trị.
Các tướng tá của Hai Bà Trưng, số bị hy sinh, số bị bắt lưu đày; nhưng còn một số khác trốn về các làng quê, ở ẩn tu hành trong các ngôi chùa. Cụ thể là Bát Nàn phu nhân, nữ tướng của Hai Bà Trưng, vào tu trong một ngôi chùa quê, hiện còn đền thờ ở xã Tiên La, huyện Diên Hà, tỉnh Thái Bình .

This entry was posted in . Bookmark the permalink.