Trong năm Nguyên Gia, Ngài Phù Đà Bạt Ma đến Bắc Lương. Lúc đó, sa môn Đạo Thái tìm được 10 vạn bài kệ bản tiếng Phạm của Luận A Tì Đàm Tì Bà Sa ở vùng phụ cận Thông Lãnh, thỉnh sư dịch sang Hán Văn. Năm Thừa Hòa thứ 5 (437 – năm Nguyên Gia 14 đời Lưu Tống), sư vâng mệnh chúa Bắc Lương là Thư Cừ Mục Kiền đến chùa trong cung Nhàn dự tại thành Lương Châu, dịch bộ luận này, ngài Đạo thái bút thụ, các sa môn Tuệ Trung, Đạo lãng cùng với hơn 300 vị tăng chuyên về nghĩa học hiệu đính văn nghĩa. Đến năm Thừa Hòa thứ 7 (439) thì dịch xong bộ luận, tất cả 100 quyển. Chưa bao lâu thì Ngụy diệt Bắc Lương, bao nhiêu kinh sách đều bị đốt hết, bản dịch bộ luận cũng bị thất lạc, sư trở về Tây Vực tị nạn, sau không biết sư thị tịch ở đâu.
Về sau, Lương vương sao chép được 60 quyển, truyền đến Tống triều, ngài Đạo đĨnh làm bài Tựa, đây chính là Luận Bà Sa bản cũ.