TS Cầu Na Tỳ Địa

Personal Information

Danh Tánh
TS Cầu Na Tỳ Địa
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

CẦU-NA TỲ-ÐỊA Dịch là An Tiến, người Trung Thiên-trúc, xuất gia từ thuở nhỏ. Bổn sư là Pháp sư đại thừa người Thiên Trúc tên Tăng già Tư. Ngài là người thông minh nhớ lâu, chuyên cần đọc tụng kinh kệ. Hiểu biết thông suốt hơn hai vạn lời các kinh đại tiểu thừa. Lại học cả ngoại điển khéo giải âm dương, việc chứng nghiệm đương thời chẳng phải một lần. Ðời Kiến Nguyên Sơ nhà Tề Ngài đến kinh sư ở chùa Tỳ-da-ly. Ngài cầm tích trượng theo đồ chúng uy nghi thật nghiêm túc. Các hàng vương công đại thần đều cung thỉnh. Ðầu tiên Ngài Tăng-già Tư ở nước Thiên Trúc, sao chép kinh tạng những bài thí dụ thiết yếu soạn ra trong kinh tạng được một bộ, gồm có Bách sự (một trăm việc) để dạy cho người mới học. Tỳ-địa học thông cả nghĩa lý yếu chỉ. Mùa thu năm Vĩnh Bình thứ mười Ngài dịch ra Tề văn, gồm có mười quyển, gọi là kinh Bách Dụ. Ngài cũng dịch kinh Thập nhị nhân duyên và kinh Trưởng giả Tuđạt, mỗi bộ một quyển. Từ Ðại Minh về sau mới hết dịch kinh, và việc lưu truyền đều tốt đẹp. Tỳ-địa là người sâu xa rộng thoáng nên người người từ vạn lý đều quy tập về. Bọn thương nhân ở Nam Hải thường đến cúng dường. Ngài thọ nhận hết để làm Pháp sự. Ngài xây chùa Chánh Quán ở Kiến Nghiệp, có đầy đủ lầu cát điện đường trang hoàng lịch sự. Năm Trung Hưng thứ hai Ngài mất ở nơi cư trú. Ðầu nhà Lương có Ngài Tăng-già Bà-la, cũng là học tăng từ nước ngoài đến. Dung nghi đoan chánh, Ngài giỏi về đàm luận. Khi đến kinh sư cũng dừng lại ở chùa Chánh Quán. Vua tiếp đãi ân cần sắc cho Ngài ở chùa Chánh Quán nơi điện Thọ Quang. Ngài dịch các bộ: Ðại Dục Vương Kinh, Giải Thoát Ðạo Luận v.v… các vị Thích Bảo Xương, Viên Ðàm v.v… ghi chép lại. Luận rằng: công của việc truyền dịch thật to lớn vậy. Chẳng phải không được mà tự xưng lên vậy. Ðức Như Lai sau khi diệt độ, các vị trưởng lão như Ca-diếp, A-nan, Mạt-điền-địa cũng trụ trì đầy đủ tám vạn pháp môn. Việc truyền đạo cũng có nhiều vị đầy đủ trí tuệ công đức. Thánh tuệ vẫn tỏ soi rực rỡ. Về sau có các ngài Ca-chiên-diên-tử, Ðạt-ma Ða-la, Ðạt-ma Thi-lợi Ðế v.v… cùng bác thông các bộ luận, các vị đều có trước tác giảng thuyết. Ðều là tổ thuật của tứ hàm, tông quỹ của tam tạng. Ðến thời Long Thọ, Mã Minh, Bà-tẩu Bàn-đậu, đã làm cho các bộ Phương đẳng thâm kinh càng bao quát ý nghĩa. Phát nguyên từ bộ kinh Bát-nhã lưu quán khắp song lâm, tuy gọi là hoá hợp xương long mà cũng đắc được bổn tánh, nhờ vậy mà Tam bảo pháp luân không SỐ 2059 - CAO TĂNG TRUYỆN, Quyển 3 236 đoạn tuyệt. Trong năm trăm năm đầu còn gọi là thời kỳ chánh pháp tại thế. Phàm các việc thần hoá đến các việc xa gần này, một âm thanh, một ánh sáng làm chấn động cả nơi khác. Một điện đài một bảo cái che phủ các nước, thẳng đến vùng Ca-tỳ. Cho dù đường xa trắc trở sông núi chập chùng, dùng thần lực của thánh nhơn thì vượt qua dễ dàng không còn ngăn trở. Rồi khi duyên vận đồng cảm, danh giáo dần dần khế hợp. Hoặc xưng là chủ Phù-đồ. Hoặc gọi là đại thần Tây Vực. Cho nên đời Hán Minh Ðế, sắc chiếu cho Sở Vương Anh rằng: vương tụng vi ngôn của Hoàng lão hơn là nhân tự của Phù-đồ và mộng thấy người nên sai sứ sang Tây vực. Từ đó có ngài Ma-đằng Trúc Pháp Lan hoằng hoá đạo pháp. Trải thân ngàn dặm gian khổ rồi cũng đến. Nhưng Di, Hạ không đồng, âm vận ngăn cách, tự chẳng phải là tịnh quát, lời di ngôn lãnh hội thật khó khăn, lại có các vị Chi Khiêm, Nhiếp Thừa Viễn, Trúc Phật Niệm, Thích Bảo Vân, Trúc Thúc Lan, Vô-la-xoa v.v… cùng giỏi cả Hán lẫn Phạm, nên cùng tận lực phiên dịch. nhất ngôn tam từ yếu chỉ phân minh. Về sau lại dùng cung thương xứ này để tô sức thành chế. Luận rằng: tuỳ phương tục ngữ có thể khai thị chánh nghĩa. Trong chánh nghĩa, tuỳ theo chánh nghĩa mà gọi như thế. Về sau có ngài Cưu-ma La-thập, là bậc uyên bác thần học sâu xa. Ngài chu du khắp vùng châu thổ hiểu hết các phương ngôn. Lại hận văn dịch xưa chưa thoát ra hết những lời tốt đẹp. Ngài liền đem các bổn chữ Phạm ra dịch lại. Cho nên hai bản dịch kim cổ đều khác nghĩa. Bây giờ có các vị học giả Sanh, Dung, Ảnh, Duệ… cùng phiên dịch giải nghĩa hiệu đính với Ngài. Ở Trường An phiên dịch Ngài được xưng đầu. Khi đó ở Dao Hưng có Hoàng Kỳ, sùng kính Tam bảo, sai người cầu thỉnh pháp tạng. Pháp môn tam tạng có duyên ắt sẽ gặp. Từ cuộc Ðông du mà Phật đạo trở nên hưng thạnh tại đây. Phật Hiền Tỳ-kheo ở Giang Ðống dịch bộ Hoa Nghiêm. Ðàm Vô Sấm ở Hà Tây dịch bộ Niết-bàn diệu giáo và chư sư dịch ra bốn bộ A-hàm, năm bộ Kiền-độ Bà-sa….đều đem pháp bổn lý hợp với tam ấn. Mà Ðồng Thọ có sám hối ở biệt thất. Phật Hiền có di tích tẩn xuất. Sự thật khảo cứu ghi chép rõ ràng. Hoặc vì thời vận kiêu bạc đạo mất người lìa. Cho nên cảm ứng thấy được ở đây. Nếu dùng tích gần mà mong cầu, thì cũng là một loại ngọc khuê chương. Lại từ ngài An Thế Cao, Vô Sấm, Pháp Tổ, Pháp Tạc v.v……. cùng am thông lý lẽ, giàu nhân nghĩa mà thành. Sự nghiệp chưa được mà mất đi do nghiệp có truyền cảm, mà nghĩa không trái xa, cho nên La-hán tuy các SỐ 2059 - CAO TĂNG TRUYỆN, Quyển 3 237 lậu đã tận vẫn còn chướng nạn. Tỷ Can tuy lòng chung trí thành mà còn chiêu lấy hoạ mổ bụng chẳng phải là như vậy sao? có ngài Pháp Ðộ ở Thiên Trúc, tự nói: chuyên vào tiểu thừa và cùng trái xa tam tạng. Aên dùng bình bát vốn chẳng phải chỗ uy nghi, phục đất cùng hướng, lại là chỗ không sám pháp. Vả lại Pháp Ðộ sanh ở Nam Khang không từng qua Thiên Trúc. Cuối đời gặp ngài Ðàm-ma Da-xá, lại là thầy Ðại thừa, muốn dầm thân nơi khe rạch Ngài ra khác lạ. Nhưng mà người đạt đến lượng quân tử chưa từng né tránh. Ni chúng từ đầu đã được Ngài đạo hoá. Phàm người nữ lý giáo thì khó thông mà sự tích thì dễ làu. Nghe nhân quả thì lo sợ, thấy biến thuật thì bôn ba, tuỳ nghĩa rơi vào đó tức là đây vậy. Thiết nghĩ chánh pháp sâu xa đầy cả tám vạn ức đem phiên dịch ra chỉ có hơn ngàn quyển, cũng bởi xa xôi ngăn trở nên sự lưu bố khó khăn. Những vị đi lưu hoá tìm cầu kinh điển, trong mười người thì mất hết tám chín. Ðó là các vị Pháp Hiển, Trí Mãnh, Trí Nghiêm, Pháp Dũng v.v… Khi đi thì kết bạn thành đoàn, trở về thì chỉ còn có một. Thật là thương tiếc! Nên biết một bộ kinh đạt đuợc như vậy, há chẳng phải là ban cho thọ mạng mà học đồ khuynh thế duy chỉ cầu một bộ. Cho là nói nhiều thì đa hoặc. Ðây bởi rơi vào cái học từ chương, chẳng thể nói là đã thông lời di huấn. Vì sao? Phàm muốn khảo cứu lý vị, quyết đoán chánh pháp, há có thể đoạn lòng mà không rộng cầu kinh điển, dịch trở thành mai một. Cam lộ chánh pháp nên tìm cầu, vô lượng bảo châu ẩn mà không dùng, thật là đáng tiếc lắm! Nếu quán xét thiền luật, dung nhiếp các kinh luận, tuy là dứt ấm mà huyền phong còn lay động. Ta-la biến diệt Phật tánh còn rõ ràng, ân đức Năng nhơn còn xa, đức truyền dịch còn gần, đạt được thân mạng chẳng rõ ràng sao?

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.