TS Tuệ Nghĩa

Personal Information

Danh Tánh
TS Tuệ Nghĩa
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Tuệ Nghĩa: Ngài là người phương Bắc vốn họ Lương, phong cách thanh cao, chí khí dũng mãnh. Ban đầu du học ở vùng đất giữa Bành Tống, thông suốt nghĩa kinh, sau đó đến kinh sư, có người nói rằng:

- Ở Dực châu có đạo nhơn Pháp Xứng khi sắp lâm chung bảo đệ tử Phổ Nghiêm rằng: Sùng cao linh thần nói miền Giang Ðông có Lưu tướng quân lúc sắp thọ thiên mệnh ta lấy ba mươi hai viên ngọc bích trấn kim một chiếc bình làm tin.

Chuyện đó thấu đến vua Tống. Vua nói với ngài Tuệ Nghĩa:

- Ðiềm phi thường ắt cũng là người phi thường, rốt cuộc rồi Ngài cũng đến. Nếu chẳng phải Pháp sư đích thân đi thì e rằng không lấy được. Ngài Tuệ Nghĩa liền ra đi. Lúc ấy nhằm tháng 7 niên hiệu Nghĩa hy thứ 13 đời Tấn, Ngài đến núi Sùng Cao nhưng tìm chưa thấy. Ngài bèn chí tâm thắp nhang cầu nguyện đến đêm thứ bảy thì mộng thấy một ông lão râu dài cầm chiếc gậy chỉ chỗ của viên ngọc và nói rằng:

- Ở dưới tảng đá này.

Sáng thức dậy Ngài dạo quanh núi thấy một chỗ rõ ràng như trong mộng. Ở ngay dưới tảng đá trong miếu Ngài tìm được ngọc gồm ba mươi hai viên hoàng kim. Ðiều này được ghi chép rõ ràng trong sử nhà Tống. Sau đó Ngài trở về kinh sư. Tống Vũ càng thêm cung kính, cho đến khi lên ngôi vua thì đãi ngộ càng tử tế hơn.

Năm đầu Vĩnh Sơ nhà Tống, xa kỵ Phạm Thái xây dựng chùa Kỳ-hoàn. Cho rằng đức độ của Ngài đáng làm mô phạm cho mọi người cho nên trước tiên ông đến thỉnh giáo Ngài. Vì lòng chí thành của ông nên Ngài bằng lòng chỉ bày những phép tắc nghi lễ. Người thời ấy so sánh Phạm Thái như Tu-đạt. Cho nên tên Kỳ-hoàn thì thiếu mà hiệu thì còn.

Sau này nhiều vị danh tăng ở Tây Vực đều đến ở chùa này. Có vị truyền dịch kinh điển, có vị truyền trao thiền pháp.

Năm đầu Nguyên gia đời Tống Từ Tiễn, Chi Ðàn, Ðạo Tế v.v... chuyên quyền triều chánh. Phạm Thái tỏ vẻ bất bình. Có lần buông lời mắng nhiếc họ, Từ Tiễn v.v... rất căm giận ông, ai nghe cũng buồn. Sự việc xảy ra ngoài ý muốn, ông rất lo lắng đến nổi phát bịnh. Rồi tìm đến Tuệ Nghĩa hỏi về thuật an thân.

Ngài nói:

- Trung, thuận không mất lấy sự việc ấy làm đầu, vì vậy trên dưới mới có thể thân nhau, đâu có gì đáng để lo lắng.

Phạm Thái nhờ lời khuyên đó mà đem sáu mươi mẫu đất hoa màu ở Trúc Viên cúng cho chùa, để làm phước sâu mầu. Từ đó trở đi Phạm Thái hưởng trọn phước ấy. Cho đến khi ông mất người con thứ ba của ông nói với ngài Tuệ Nghĩa rằng:

- Ngày trước thừa dịp cha tôi mắc nạn mà được đất đai, tôi lấy làm hối tiếc nên nay đoạt lại.

Tuệ Nghĩa vẫn cầm tờ sớ di chúc của Phạm Thái để lại mà thế sự phiền loạn hiển hiện ra như thế Ngài đành dời về Ô Y, ở chung với ngài Nghĩa, Duệ. Vào niên hiệu Nguyên Gia thứ 21 đời Tống1(444 TL), Ngài tịch ở Ô y, thọ bảy mươi ba tuổi. Công tử Yến chẳng bao lâu cũng chết, em trai của ông là công tử Tất bắt chước Khổng Hi mưu nghịch, tổ tông họ hàng đều tan tác. Sau này chùa Kỳ-hoàn lại có Thích Tăng Duệ giỏi về Tam Luận, được Tống Văn tôn trọng.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.