TS Như Hiện Nguyệt Quang

Personal Information

Danh Tánh
TS Như Hiện Nguyệt Quang - Ðời Thứ 34 Tông Lâm Tế - Ðời Thứ 4 Dòng Lâm Tế Đàng Ngoài
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Như Hiện Nguyệt Quang 
(? - 1765)

Thiền sư Như Hiện Nguyệt Quang sinhở làng Đường Hào, huyện Thanh Hà (Hải Dương), thuộc con nhà quý phái, năm 16 tuổi, đến chùa Long Động trên núi Yên Tử, xin thọ giáo với Hòa thượng Chân Nguyên-Chánh Giác.
Thiền sư Như Hiện chuyên tâm tu hành được truyền tâm ấn. Trước khi viên tịch, Hòa thượng Chân Nguyên trao y bát của phái thiền Trúc Lâm cho Thiền sư Như Hiện.
Thiền sư Như Hiện kế thế trụ trì các chùa Long Động, Quỳnh Lâm, Nguyệt Quang (ở Kiến An - Hải Phòng) là các chùa lớn của phái Thiền Trúc Lâm.
Chúa Trịnh Giang (1729-1740) và vua Lê Ý Tông rất tôn phục Thiền sư Như Hiện. Năm Canh Tuất (1730), chúa Trịnh Giang ra lệnh cho trùng tu hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm do Thiền sư Như Hiện chăm sóc, chúa ra lệnh cho dân ba huyện Đông Triều, Thủy Đường, Chí Linh góp sức trùng tu các chùa này, gần 10 ngàn người làm việc suốt 1 năm mới trùng tu xong hai chùa lớn này.
Năm 1737, chúa Trịnh Giang cho đúc 1 pho tượng Phật rất lớn để thờ ở chùa Quỳnh Lâm.
Năm 1748, Thiền sư Như Hiện được vua Lê Hiển Tông (1740- 1786) ban chức Tăng cang. Năm Đinh Sửu (1757) lại được sắc phong làm Tăng thống Thuần Giác Hòa thượng.
Đời sống của Thiền sư Như Hiện rất đạm bạc, ăn mặc đơn sơ, nhưng tài đức cao thâm, vua Lê, chúa Trịnh và các đại thần đều đến tham vấn Phật pháp. Thiền sư Như Hiện-Nguyệt Quang có 60 đệ tử xuất gia có tài đức, trụ trì các chùa ở xứ Đàng Ngoài, là rường cột của Phật giáo thời đó.
Ngày mồng 6 tháng 9 năm Ất Dậu (1765), Thiền sư Như Hiện-Nguyệt Quang nhóm họp đồ chúng từ biệt và thị tịch. Môn đồ xây tháp ở chùa Nguyệt Quang (Kiến An - Hải Phòng) để thờ phụng.
Trước khi viên tịch, Thiền sư Như Hiện-Nguyệt Quang truyền y bát Trúc Lâm cho Thiền sư Tánh Tỉnh kế thế trông nom các chùa của phái Thiền Trúc Lâm (Long Động, Quỳnh Lâm, Nguyệt Quang).

---o0o---

Chùa Nguyệt Quang

Chùa Nguyệt Quang ở phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Chùa Nguyệt Quang có thể được thành lập vào đời Trần, thuộc truyền thừa của phái thiền Trúc Lâm. Sau khi nhà Trần mất ngôi, phái thiền Trúc Lâm bị mai một, có lẽ chùa Nguyệt Quang cũng bị suy hoại.

Chùa Nguyệt Quang

Đến thế kỷ 18, Thiền sư Như Hiện-Nguyệt Quang đã trùng hưng lại chùa Nguyệt Quang, biến chùa Nguyệt Quang thành một ngôi chùa lớn và nổi danh của phái thiền Trúc Lâm ở Đàng Ngoài (Bắc Hà).
Thiền sư Như Hiện-Nguyệt Quang sinhở làng Đường Hào, huyện Thanh Hà, trấn Hải Dương, thuộc dòng dõi quý phái, năm 16 tuổi, đến chùa Long Động trên núi Yên Tử, xin quy y thọ giáo với Hòa thượng Chân Nguyên-Chánh Giác.
Thiền sư Nguyệt Quang chí tâm tu hành, gắng sức tham học Phật pháp chuyên chú thiền định và được Hòa thượng Chân Nguyên truyền tâm ấn. Trước khi viên tịch, Hòa thượng Chân Nguyên truyền trao y bát của phái thiền Trúc Lâm cho Thiền sư Như Hiện-Nguyệt Quang. Thiền sư Nguyệt Quang về trụ trì chùa Nguyệt Quang và kế thế bổn sư trông coi các Tổ đình của phái thiền Trúc Lâm như chùa Long Động, chùa Quỳnh Lâm và chùa Sùng Nghiêm.
Vua Lê Ý Tông và chúa Trịnh Giang ra lệnh cho quan dân ba huyện Đông Triều, Chí Linh, Thủy Đường góp công sức trùng tu hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm, gần 10 ngàn người làm việc suốt một năm mới hoàn thành việc trùng tu hai chùa này.
Năm 1748, vua Lê Hiển Tông ban chức Tăng cang cho thiền sư Nguyệt Quang. Năm Đinh Sửu (1757), vua lại sắc phong cho sư chức Tăng thống Thuần Giác Hòa thượng.
Với giáo phẩm cao nhất của Phật giáo thời đó, nhưng Tăng thống Nguyệt Quang vẫn sống rất đạm bạc, giản dị, ăn mặc đơn sơ. Tài đức cao thâm của Tăng thống khiến cho vua Lê, chúa Trịnh và triều thần phải tôn phục và quý kính. Các quan tướng của triều đình đều tham học Phật pháp. Tăng thống Nguyệt Quang có đến 60 đệ tử xuất gia có tài đức, trụ trì các chùa lớn ở Bắc Hà (Đàng Ngoài) là rường cột của Phật giáo thời đó là pháp đăng (đèn pháp) của phái thiền Trúc Lâm trong thời phục hưng này.
Ngày mùng 6 tháng 9 năm Ất Dậu (1765), Thiền sư Như Hiện-Nguyệt Quang nhóm họp đồ chúng phó chúc và viên tịch. Môn đồ xây tháp ở chùa Nguyệt Quang để thờ phụng.
Thiền sư Tánh Tĩnh được truyền y bát, kế thế trông nom các chùa của phái thiền Trúc Lâm.
Tiếp nối trụ trì chùa Nguyệt Quang sau Thiền sư Tánh Tĩnh là Thiền sư Nghiễm Nghiễm (Nhất thượng Hòa thượng), rồi đến Thiền sư Tịch Diệu-Thiện Chiếu...
Khi nhà Tây Sơn chiếm Bắc Hà và dưới triều vua Quang Trung (1778-1792), chùa Nguyệt Quang cũng như các chùa lớn khác ở Bắc Hà đều bị dẹp bỏ, tượng đồng, pháp khí bằng đồng của chùa đều bị tịch thu để đúc tiền và đúc khí giới. Đến đời vua Cảnh Thịnh (1792- 1802), Phật giáo mới được phục hưng trở lại, các chùa được trùng tu lại, pháp tượng, pháp khí được chú tạo lại. Đại hồng chung ở chùa Nguyệt Quang hiện nay được đúc lại vào năm Mậu Ngọ, niên hiệu Cảnh Thịnh, tức năm 1798.
Năm Khải Định thứ năm (năm 1920), chùa Nguyệt Quang được trùng tu một lần nữa. Sau đó chùa được tu bổ xây dựng thêm chút ít và giữ được nguyên trạng như ngày nay.
Vào khỏi cổng chùa, qua khoảng sân và 6 tháp Tổ (mỗi bên 3 tháp) là gác chuông. Sau gác chuông là một sân vuông (sân chữ khẩu), ở giữa sân là một hồ sen, giữa hồ sen là tượng Bồ tát Quan Thế Âm trắng bằng người thật, tượng đơn sơ nhưng mỹ thuật.
Chánh điện chùa Nguyệt Quang là một tòa nhà cất theo kiểu chữ “Đinh” gồm một dãy nhà ngang và một dãy nhà dọc nối tiếp nhau. Phía trước chánh điện là một dãy nhà rộng 5 gian hai chái (mỗi gian rộng 3m), nối tiếp phía sau là một dãy nhà dọc một gian, rộng 4 m và sâu vào 4 gian, mỗi gian rộng khoảng 3 m.
Chánh điện thờ nhiều tượng Phật to lớn và mỹ thuật.
Bao quanh chánh điện và hai bên sân chữ khẩu là ba dãy nhà nối liền nhau như hình chữ U gồm có nhà khách, phòng Tăng, nhà Tổ...
Ngoài tháp của Tổ sư Như Hiện-Nguyệt Quang, chùa Nguyệt Quang còn có tháp của Thiền sư Nghiễm Nghiễm (Nhất Thượng Hòa thượng) và tháp của Thiền sư Tịch Diệu-Thanh Chiếu.
Hiện tại chùa Nguyệt Quang là chùa của Ni cô, trụ trì hiện tại (năm 1990) là Ni sư Đàm Thanh.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.