TS Cảm Thành

Personal Information

Danh Tánh
TS Cảm Thành - Đời Thứ 1 Dòng Vô Ngôn Thông Việt Nam
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Cảm Thành
(? - 860)
(Đời thứ 1, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư quê ở Tiên Du, không rõ họ gì, chỉ biết mới xuất gia đạo hiệu là Lập Đức, ở tại quận nhà chuyên lấy việc trì tụng làm sự nghiệp. Có Hương hào họ Nguyễn ở làng Phù Đổng mến đức hạnh cao cả của Sư, tình nguyện đem gia trạch cúng cho Sư làm ngôi chùa. Sư một mực từ chối. Ban đêm Sư mộng thấy thần nhân mách: “Nếu theo ý họ Nguyễn, thời gian chẳng lâu sẽ được điều lành lớn.” Nhân đó, Sư mới nhận lời, nay chính là ngôi chùa Kiến Sơ ở làng Phù Đổng ấy vậy.
Quả như lời thần nhân mách, Sư về trụ trì chưa bao lâu, Thiền sư Vô Ngôn Thông đến. Biết Thiền sư chẳng phải là hạng thường, Sư hôm sớm hết lòng thờ kính, không hề biếng trễ. Vì thế Thiền sư Vô Ngôn Thông đổi hiệu Sư là Cảm Thành.
Một hôm, Thiền sư Vô Ngôn Thông gọi Sư vào dạy:
- Xưa đức Thế Tôn vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời, hóa duyên viên mãn Ngài vào Niết-bàn. Diệu tâm này tên Chánh pháp Nhãn tạng, Thật tướng không tướng, pháp môn chánh định, chính Ngài trao cho đệ tử là Tôn giả Ma-ha Ca-diếp làm Sơ tổ. Đời đời truyền nhau đến Tổ Đạt-ma, từ Ấn Độ sang Trung Hoa trải bao nguy hiểm, vì truyền pháp này. Cứ thế đến Lục tổ Tào Khê được nơi Ngũ Tổ, vẫn dòng phái Đạt-ma. Tổ Đạt-ma lúc mới đến, vì người chưa tin hiểu nên lấy việc truyền y bát để rõ chỗ đắc pháp. Nay niềm tin đã thuần thục, thì y là đầu mối của sự tranh giành. Thế nên, Ngũ Tổ dặn: “Phải dừng ngay nơi ông, không nên truyền nữa.” Do đó, đến nay chỉ dùng tâm truyền tâm mà chẳng trao y bát.
Khi ấy, Tổ sư Nam Nhạc Hoài Nhượng nhận được chân truyền này, bèn trao cho Mã Tổ Đạo Nhất, Mã Tổ trao cho Bá Trượng Hoài Hải. Ta ở chỗ Tiên sư Bá Trượng nhận được tâm pháp ấy đã lâu, nghe ở phương này (Việt Nam) có nhiều người hâm mộ Đại thừa, vì thế mà đến phương Nam để tìm thiện tri thức. Nay ta gặp ngươi đây, ấy bởi túc duyên đã sẵn. Nghe ta nói kệ:
Các nơi đồn đại
Dối tự huyên truyền
Rằng thủy tổ ta
Gốc từ Tây Thiên.
Truyền pháp Nhãn tạng
Gọi đó là Thiền
Một hoa năm cánh
Hạt giống liên miên.
Thầm hợp lời mật
Muôn ngàn có duyên
Đều gọi Tâm tông
Thanh tịnh bản nhiên.
Tây Thiên cõi này
Cõi này Tây Thiên
Xưa nay nhật nguyệt
Xưa nay sơn xuyên.
Chạm đến thành trệ
Phật Tổ thành oan
Sai đó hào ly
Mất đó trăm ngàn.
Ngươi khéo quán sát
Chớ lừa cháu con
Ngay như hỏi ta
Ta vốn không lời.
(Chư phương hạo hạo
Vọng tự huyên truyền
Vị ngô thủy tổ
Thân tự Tây Thiên.
Truyền pháp nhãn tạng
Mục vị chi thiền
Nhất hoa ngũ diệp
Chủng tử miên miên.
Tiềm phù mật ngữ
Thiên vạn hữu duyên
Hàm vị Tâm tông
Thanh tịnh bản nhiên.
Tây Thiên thử độ
Thử độ Tây Thiên
Cổ kim nhật nguyệt
Cổ kim sơn xuyên.
Xúc đồ thành trệ
Phật Tổ thành oan
Sai chi hào ly
Thất chi bách thiên.
Nhữ thiện quán sát
Mạc trám nhi tôn
Trực nhiêu vấn ngã
Ngã bổn vô ngôn.)
Nghe xong bài kệ, Sư liền lãnh ngộ.

* * *

Có vị Tăng đến hỏi:
- Thế nào là Phật?
Sư đáp:
- Khắp tất cả chỗ.
- Thế nào là Phật tâm?
- Chẳng từng che dấu.
- Học nhân chẳng hội.
- Đã lầm qua rồi.

* * *

Về sau, Sư không bệnh mà tịch vào năm Canh Thìn, nhằm năm đầu niên hiệu Hàm Thông (860) nhà Đường.

---o0o---

Chùa Kiến Sơ

Chùa Kiến Sơ (Hà Nội) ngàn năm tuổi

Năm Bảo Lịch thứ 2 đời Đường (năm 826), một hôm Tổ sư Vô Ngôn Thông gọi Cảm Thành đến bảo: “Ngày xưa, Tổ sư là Nam Nhạc (Hoài Nhượng) khi sắp tịch có dặn mấy lời:

Nhất thiết chư pháp

Giai tùng tâm sinh

Tâm vô sở sinh

Pháp vô sở trụ

Nhược đạt tâm địa

Sở tác vô ngại,

Phi lộ thơợng căn

Thận vật khinh hứa”.

(Tất cả các pháp

Đều từ tâm sinh

Tâm không chỗ sinh

Pháp không chỗ trụ

Nếu đạt tâm địa

Làm chi không ngại,

Không gặp thượng căn

Cẩn thận chớ nói).

Nói xong, Tổ sư Vô Ngôn Thông ngồi thiền, chắp tay an nhiên viên tịch. Thiền sư Cảm Thành rước Tổ sư lên hỏa đàn, thu hài cốt, xây tháp Thờ ở núi Tiên Du (Bắc Ninh).

Như vậy, chùa Kiến Sơ là Tổ đình của phái thiền Vô Ngôn Thông và truyền thừa cho đến đời Trần mới dứt, khi vua Trần Nhân Tông thống nhất Phật giáo Đại Việt thành phái thiền Trúc Lâm.

Ngoài ra, vào cuối thế kỷ thứ 10, Lý Công Uẩn đã có Thời cư ngụ gần chùa Kiến Sơ. Lúc đó Thiền sư Đa Bảo (đệ tử của Quốc sư Khuông Việt), trụ trì chùa Kiến Sơ. Thiền sư Đa Bảo trông thấy dung nghi lạ thường của Lý Công Uẩn nên bảo: “Đứa bé này cốt tướng phi thơờng, sau này ắt làm chủ nước Nam”. Lý Công Uẩn nghe nói, thất kinh thơa: “Nay thánh thượng anh minh còn tại vị, khắp chốn trong nước đều yên trị, cớ sao thầy lại nói lời phản bội tru di này?”.

Thiền sư Đa Bảo bảo: “Mệnh trời đã định, ngươi dù muốn tránh cũng chẳng được”.

Quả nhiên, năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn lên ngôi vua, tức vua Lý Thái Tổ, lập nên triều đại nhà Lý, trị vì Đại Việt hơn hai thế kỷ.

Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ về thăm quê nhà ở làng Cổ Pháp để thăm viếng các bực cao tăng đã giúp cho vua từ lúc còn nhỏ cho đến bây giờ, như Thiền sư Lý Khánh Vân, Vạn Hạnh, Đa Bảo.

Khi xa giá vua đến chùa Kiến Sơ, Thiền sư Đa Bảo lớn tiếng nói: “Phật tử, ngươi hãy thung dung mừng tân thiên tử chớ!”. Bỗng nghe có tiếng từ trong đền Phù Đổng Thiên vương vang ra: “Vâng!”.

Đồng Thời trên cây cổ thụ ở chùa xuất hiện bài thơ:

Đế đức càn khôn đại,

Uy thanh tĩnh bát diên

U âm mông huệ trạch

Ưu ốc bái xung thiên.

(Đức vua lớn như càn khôn,

Uy danh làm tám phương yên tĩnh

Cho đến cõi âm cũng hưởng ân huệ

Nhuần thấm đến cả xung thiên này).

Nhân đó, vua Lý Thái Tổ ban hiệu cho Phù Đổng Thiên vương là Xung Thiên Thần vương, và cho tạc tượng để Thờ.

Sau đó, cây cổ thụ ở chùa Kiến Sơ, cạnh đền Phù Đổng lại có bài sấm:

Nhất bát công đức thủy

Tùy duyên hóa thế gian

Quang quang trùng chiếu chúc

Một ảnh “nhật đăng san”.

(Một bát nước công đức

Tùy duyên giáo hóa thế gian

Sáng rực hai lần chiếu rọi Mất bóng khi “trời gác núi”).

Thiền sư Vạn Hạnh dâng lên vua, nhưng vua không hiểu thâm ý bài kệ, nên nói: “Việc của thần nhân thì không thể hiểu được”. Bài sấm này truyền mãi cho đến khi nhà Lý bị nhà Trần cướp ngôi, người Thời đó mới hiểu được lời “tiên tri” của bài sấm này.

Bài sấm này có ý nói: Công đức của vua Lý Thái Tổ truyền được tám đời, triều nhà Lý tùy duyên mà hóa độ thế gian, oai danh sáng rực. Nhưng đến đời vua tên Sảm thì nhà Lý mất ngôi (chữ “nhật đăng sơn”, chữ nhật trên chữ sơn tức chữ Sảm).

Quả nhiên, đến đời vua Lý Huệ Tông, tên là Sảm, vua bị Trần Thủ Độ ép phải nhường ngôi cho Công chúa Lý Chiêu Hoàng và ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông.

Vua Lý Thái Tổ thơờng thỉnh Thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ vào trong cung tham vấn Phật pháp. Vua rất kính trọng sư và xuống chiếu trùng tu chùa Kiến Sơ.

Chùa Kiến Sơ hiện nay còn tương đối nhỏ, chắc hẳn là không thể còn nguyên vẹn như xưa mà bị Thời gian hủy hoại hư hỏng.

Trước chùa là cổng tam quan theo kiểu cổ, kế đó là một hồ sen rộng ăn thông từ trước đền Phù Đổng qua chùa Kiến Sơ, chùa Hương Hải, và trải rộng ra cánh đồng. Sau cổng tam quan có một chiếc cầu bằng gỗ bắc ngang qua hồ để đưa khách hành hương vào chùa Kiến Sơ.

Chùa cất theo kiểu chữ Công ( I ), tức gồm hai dãy nhà ngang nối nhau bằng một dãy nhà dọc, ngang khoảng 20m, từ trước ra sau khoảng 30m. Có thể ngày xưa, chùa Kiến Sơ cũng cất theo kiểu “nội công ngoại quốc” như các chùa cổ ở miền Bắc, nhưng các dãy nhà chung quanh đã bị hư hại.

Chùa có nhiều tượng Phật, Bồ tát, La hán, Hộ pháp, Kim cang... xưa, chạm trổ khá mỹ thuật.

Kiến trúc chùa còn mang nhiều nét trang nghiêm của ngôi chùa cổ.

Thiền sư Đa Bảo có hơn một trăm đệ tử, trong số đó xuất sắc nhất là Định Hương Trưởng lão (?-1051). Thiền sư Định Hương trong 20 năm theo hầu hạ và tham học với Hòa thượng Đa Bảo; Thời gian gần cuối đời Hòa thượng về hoằng hóa ở chùa Kiến Sơ, Thiền sư Định Hương cũng tu học và hoằng hóa ở chùa này trong thời gian đó.

 

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.