Hiện chúng ta không có tài liệu nên chưa biết rõ quê quán và hành trạng của Thiền sư Huệ Tuệ, chỉ biết Sư là đệ tử của Thiền sư Tiêu Dao và là người kế thế trụ trì ở sơn môn Yên Tử.
Thượng hoàng Trần Nhân Tông vốn kính trọng Thượng sĩ Tuệ Trung như bổn sư của mình, nhưng khi thế phát quy y, phải thọ giới với Thiền sư Huệ Tuệ, mặc dầu Huệ Tuệ không xuất sắc bằng Huệ Trung. Chắc hẳn là trong đại lễ xuất gia của Thượng hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử cũng có đủ “Tam sư Thất chứng” (ba vị thầy gồm Hòa thượng, Yết ma, Giáo thọ và bảy vị chứng minh).
Rất tiếc là không có tài liệu nên không rõ pháp danh “Thập sư” (mười vị sư này), vì chắc hẳn là mười vị này phải là các bậc thạc đức trong chốn thiền môn, cũng rất tiếc là không biết được buổi lễ đó diễn tiến như thế nào?
Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia với pháp danh là Trúc Lâm Đầu Đà hay Hương Vân Đại Đầu Đà, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng.
Trúc Lâm Đầu Đà khai sơn phái thiền Trúc Lâm, tại chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Phái thiền Trúc Lâm được ghi chép đầy đủ vào thời ba vị Tổ đầu tiên là Trúc Lâm Đầu Đà, Pháp Loa và Huyền Quang, sau đó không còn tài liệu nào, vì lý do chính trị và quân sự thời đó, nên không biết rõ về truyền thừa tiếp theo sau đó và việc hoằng pháp của phái Thiền Trúc Lâm tiếp theo đó như thế nào? Hiện chỉ có một danh sách 23 vị Tổ đầu tiên của phái thiền Trúc Lâm, chưa biết có chính xác không và chưa biết chút ít nào về hành trạng của các vị Tổ sau Tổ sư Huyền Quang.
Pháp Thí Hội không phải là shop bán các văn hóa phẩm Phật Giáo. Hội chỉ là nơi nhận Tịnh Tài của các Phật Tử gửi về, mua kinh sách (theo form đăng ký trên web của các Phật Tử ) và thay các Phật Tử đó đi cúng dường các chùa ở vùng xa , những nơi thiếu kinh sách cho các Phật tử nơi đó tu học.
Nếu quý Phật Tử muốn thỉnh kinh sách xin vui lòng không đăng ký tại đây.
Bỏ qua