Năm 39

Năm 39-43, triều đại Hai Bà Trưng. Năm 39 Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, dành được quyền tự chủ cho Giao Chỉ. Bà Hoàng Thiếu Hoa (3 – 40) tu tại chùa Phúc Khánh (nay là chùa làng Hiền Quan ở tỉnh Phú Thọ) từ năm 16 tuổi, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, rời khỏi chùa mộ được 500 nghĩa binh. Bà trở thành tướng tiên phong của Hai Bà Trưng. Sau khi Trưng Vương dẹp yên 65 thành, bà Thiều Hoa trở lại chùa tu và một năm sau thì tịch. Bà đươc xưng tụng là Diệt Bạo Tướng Phật (LSPGVN 2, tr.26). Hành trạng của bà Thiều Hoa cho thấy lý tưởng Bồ Tát nêu trong Lục Độ Tập Kinh “Bồ tát thấy dân kêu ca, bèn gạt lệ xông vào nơi hà khắc” đã được biết tới và thực hành từ thời này.

Theo Phạm Văn Sơn (VSTB), Trưng Vương chỉ đánh dẹp 56 thành, chứ không phải 65 thành như tất cả các sử gia khác xưa cũng như nay đã ghi. Theo Phạm Cao Dương, trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nông dân đã đứng lên chống lại bọn quan lại bóc lột và kiều dân nhà Hán chạy loạn Vương Mãng (9- 24) qua cướp ruộng đất của họ (Thực Trạng Của Giới Nông Dân VN Dưới Thời Pháp Thuộc, Sài Gòn, Khai Trí xuất bản 1967)

Theo Hậu Hán Thư ( của Phạm Việp (398 – 445)): sau khi chuẩn bị từ hơn một năm trước, Mã Viện huy động hơn 2 ngàn chiến thuyền và 2 vạn quân, tổng tấn công tàn sát quân của Trưng Vương, chém giết và bắt hơn 5 ngàn người. Vào thời này, theo Hán Thư Địa Lý Chí, nước ta có chừng 92,440 nóc gia. Hai Bà Trưng trầm mình xuống sông Hát tự vẫn năm 43. Cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương chấm dứt. Một số bộ tướng của Hai Ba sống sót có thể lánh mình nơi cửa Phật, một người được sử sách ghi lại là BÁT NÀN PHU NHÂN (nữ tướng Tiên La, được thờ ở đền làng Tiên La, Thái Bình). Thời Hai Bà Trưng có nhiều nữ tướng nên Ni giới nước ta có thể coi như đã có mặt từ lúc này. Tại Trung Quốc mãi tới năm 429, có một phái đoàn mấy chục ni từ nước Tích Lan đến Kiến Nghiệp (phía Nam Trung Quốc) học chữ Hán để hướng dẫn các nữ tu người Hán.

ít nhất là 64 bộ tướng của Hai Bà Trưng còn được thờ cho tới ngày nay tại nhiều đền ở miền Bắc (trong đó tượng Hai Bà Trưng và tượng 12 nữ tướng được thờ chung ở đình làng Đồng Nhân, Hà Nội) cho thấy tính cách vĩ đại, oai hùng của cuộc khởi nghĩa Trưng Vương. Bác sĩ Trần Đại Sỹ có dịp quan sát thực địa tại 5 tỉnh phía Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyêncho biết tại đây có hơn 100 đền miếu thờ các tướng lãnh của Hai Bà Trưng. Theo cuộc nghiên cứu của ông, cuộc khởi nghĩa Trưng Vương có 162 anh hùng phò giúp, trong đó hơn 100 người là nữ ( xem bài tường trình của ông nơi Thư Viện Việt Nam số 3, trang nhà Internet: www. thuvienvietnam.com)

Sau khi đại thắng Trưng Vương, Mã Viện dù đã mệt mỏi sau hai cuộc chinh chiến liên tiếp từ Bắc tới Nam Trung Quốc, vẫn đi kinh lý khắp cõi Giao Chỉ, tiến hành một cuộc đồng hóa gắt gao và toàn diện dân Giao Chỉ về pháp luậtvăn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội (VSTT, tr. 114 – 115). Chắc chắn Phật giáo Việt Nam cũng chịu một pháp nạn chung với nạn nước trong giai đoạn này khi Mã Viện muốn xóa bỏ triệt để toàn bộ nền văn hóa nước ta để thay thế bằng văn hóa nhà Hán Trung Quốc ( chẳng hạn Mã Viện sửa đổi 10 điều luật trong bộ Việt luật, dùng phép Hán để đổi tục Việt, đày dân Việt vào vùng Giang Hoài làm cho đất Đông Việt trở thành trống trơn, vây bắt hàng trăm người lãnh đạo Việt tộc mà y gọi là “cừ soái” đưa đi đày ở Linh lăng, thu gom hết trống đồng để đúc ngựa …).

Vào thời Mã Viện, Phật giáo chưa truyền vào Trung Quốc. Mãi tới năm 67, Trung Quốc mới biết đến Phật giáo sau khi Hán Minh Đế nằm mộng thấy “người vàng”, đã cử một phái đoàn 18 người qua nước Đại Nhục Chi ( ở giữa Bắc Ấn và Trung Quốc) rước tượng Phật về thờ và các vị tăng Ma Đằng Ca DiếpTrúc Pháp Lan qua kinh đô Lạc DươngHọc giả Phật học Henri Maspero cho rằng câu chuyện giấc mộng “người vàng” trên do đời sau bịa ra và Phật giáo xuất hiện tại trung tâm Lạc Dương muộn màng hơn năm 67.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.