Năm 1962

Năm 1962, Thiền sư Nhất Hạnh viết đoản văn Bông Hồng Cài Áo, trong đó ông đề nghị nên đưa tục lệ cài một bông hoa trên áo của người Nhật trong ngày Mother’s Day vào nghi thức lễ Vu Lan. Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn chép tay đoản văn này thành hàng trăm bản phổ biến ngay. Lễ Vu Lan năm này tại chùa Xá Lợi (Sài Gòn), Đoàn Sinh Viên Phật Tử thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo: những người dự lễ nếu còn mẹ được cài bông hoa màu hồng trên áo, những người mất mẹ được cài bông hoa màu trắng. Kể từ đó, lễ Bông Hồng Cài Áo trở thành nghi thức truyền thống đặc biệt trong lễ Vu Lan của Phật Giáo Việt Nam.

Năm 1967, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn trong đoản văn trên của Nhất Hạnh, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo. Bản nhạc này lập tức được sử dụng trong nghi thức Bông Hồng Cài Áo của lễ Vu Lan. Tại hải ngoại, nghi thức Bông Hồng Cài Áo được nhiều bài báo Mỹ ca ngợi về ý nghĩa của nó.  

Có thể nói qua việc thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan năm 1962 tại chùa Xá Lợi, Đoàn Sinh Viên Phật Tử đã chứng tỏ được khả năng tổ chức. Họ sẽ trở thành lực lượng chính làm bùng lớn cuộc đấu tranh của Phật Giáo từ tháng 5.1963, dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.