0-Cư Sĩ Thừa Tướng Trương Thương Anh

Personal Information

Danh Tánh
0-Cư Sĩ Thừa Tướng Trương Thương Anh
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

3. Cư sĩ Thừa tướng Trương Thương Anh. Cư sĩ Thừa tướng Trương Thương Anh, tự là Thiên giác, hiệu là Vô Tận. Năm mười chín tuổi, Cư sĩ ứng cử vào kinh đô. Ðường đi thẳng đến nhà dòng họ Hướng. Hướng Dự mộng thấy Thần nhân báo là: “Sáng mai đón tiếp Tướng Công”. Vừa sáng sớm thì Cư sĩ đến, Hướng rất lấy làm lạ đó, nhọc hỏi ân cần đầy đủ, rồi mới nói: “Tú Tài chưa cưới vợ, đáng nên lấy con gái để lo việc quét rưới”. Cư sĩ cố chối từ vài ba phen. Hướng nói: “Chuyến đi này nếu chẳng xong chánh đáng, Tôi cũng không vui thích với ước hẹn trước”. Về sau quả nhiên đỗ đạt, Cư sĩ mới cưới đó. Mới đầu, Cư sĩ đảm nhậm chủ bộ, nhân vào trong chùa chư Tăng, thấy kinh tạng Phạm Giáp, bản chữ vàng tề chỉnh. Cư sĩ mới uất ức bảo: “Sách của Thánh Khổng ta, chẳng như giáo điển của người Hồ, qua sự kính trọng của mọi người”. Ðến đêm ngồi trong thư viện, trước nghiên mực, Cư sĩ cắn bút, tựa giấy ngâm dài đến nửa đêm không ngủ. Hướng thấy vậy, hỏi: “Quan nhân cớ sao đêm đã khuya mà không ngủ?” Cư sĩ đem ý trước mà tỏ bày đó, chánh là muốn trước thuật “Luận không Phật”. Hướng liền ứng tiếng bảo: “Ðã là không Phật, sao lại có luận? Nên phải trước thuật “Luận có Phật” mới được. Cư sĩ nghi ngờ qua lời nói ấy, bèn ngưng dừng. Về sau, Cư sĩ phỏng thăm đồng bạn, thấy quyển kinh trước khám thờ Phật, mới hỏi: “Ðó là sách gì?” Người bạn ấy đáp: “Ðó là kinh Duy-ma-cật”. Cư sĩ tin vậy, bèn đưa tay mở xem, đến : “Bệnh đây chẳng phải địa đại, cũng chẳng phải nơi lìa địa đại”, mới thán rằng: “Lời người Hồ nói cũng hay như vậy ư?” Và mới hỏi: “Kinh này có bao nhiêu quyển?” Ðồng bạn đáp: “Có ba quyển”. Cư sĩ mới mượn về nhà đọc xem. Lần lượt, Hướng trông thấy, bèn hỏi: “Xem đọc sách gì vậy?” Cư sĩ đáp: “Kinh Duy-ma-cật”. Hướng bảo: “Có thể đọc xong kinh ấy mới trước thuật luận không Phật”. Cư sĩ kinh sợ lấy làm lạ qua lời nói ấy. Từ đó, Cư sĩ kính tin Phật thừa, lưu tâm với Tổ đạo. Năm Nguyên Hựu thứ sáu (1091) thời Bắc Tống, Cư sĩ đến làm quan ở Giang tây, bèn tới bái yết Thiền sư Tổng ở Chiếu giác. Thiền sư Tổng cật vấn điểm thấy của Cư sĩ, thấy phù hợp với mình, mới ấn chứng và bảo: “Tôi có đệ tử đắc pháp hiện ở Ngọc khê, là gương từ xưa vậy, cũng có thể cùng đàm nói”. Cư sĩ lại nhận xét bộ qua phần Ninh. Các Thiền giả cùng nhau đón rước. Cư sĩ đến, trước tiên kính lễ gương từ ở Ngọc khê, tiếp đến các bậc Thiền đức, sau cùng đến phỏng tham hỏi Thiền sư Duyệt ở Ðâu suất. Thiền sư Duyệt là người thấp xấu, Cư sĩ đã từng nghe cung trang Ðức nói về khả năng thông minh đáng hơn người của Thiền sư Duyệt, mới nói: “Nghe ông khéo giỏi văn chương”. Thiền sư Duyệt cười lớn, bảo: “Vận Sứ mất ngay một mắt rồi vậy. Trùng Duyệt tôi là cháu đời thứ chín của Lâm Tế, đối với Vận Sứ luận bàn văn chương, chánh như Vận Sứ đối với Trùng Duyệt tôi luận bàn về Thiền vậy”. Cư sĩ mịt mờ chẳng hiểu gì lời nơi đó, mới gượng cong ngón tay hỏi: “Ðây là đời thứ chín vậy”. Mới hỏi: “Ngọc khê cách đây ít nhiều?” - Ðáp: “Ba mươi dặm”. Lại hỏi: “Ðâu suất cách bao xa?” - Ðáp: “Năm dặm”. Ðêm đó, Cư sĩ đến Ðâu suất. Trước đó một đêm, Thiền sư Duyệt mộng thấy vầng nhật luân đang dần lên giữa trời bị Thiền sư Duyệt đưa tay bắt lấy, mới nói cùng Thủ tòa rằng: “Nghĩa của vầng nhật luân xoay chuyển, nghe Trương Vận Sứ không bao lâu nữa sẽ ngang qua đây, tôi sẽ dùi sâu bổ đau, nếu chịu xoay đầu thì là việc may của chùa chúng ta vậy”. Thủ tòa nói: “Ngày nay các bậc tài sĩ Ðại phu quen nhận người lấy sự cung phụng, sợ sẽ phát riêng sinh mọi sự”. Thiền sư Duyệt bảo: “Chánh khiến phiền não vừa lùi được, viện ta cũng không việc gì”. Cư sĩ cùng Thiền sư Duyệt đàm nói lần lượt tán thưởng Ðông Lâm, Thiền sư Duyệt chưa chịu nói đó, Cư sĩ mới đề bài thơ phỏng bảo can ở phía sau chùa, đại khái là: “Chẳng hướng Lô sơn tìm nơi lạc, lỗ mũi tượng vương lừa trời xa”. Ý chê đó chẳng chịu Ðông Lâm vậy. Cư sĩ cùng Thiền sư Duyệt đàm nói đến canh khuya, luận bàn về việc tông môn. Thiền sư Duyệt bảo: “Ðông Lâm đã ấn chứng cho Vận Sứ. Vận Sứ đối với ngôn giáo của Phật tổ, có ít nghi ngờ chăng?” Cư sĩ đáp: “Có”. Thiền sư Duyệt bảo: “Nghi những điều gì?” Cư sĩ đáp: “Nghi bài tụng riêng cẳng chân của Hương nghiêm, nghi câu thoại Ðức Sơn nâng bát”. Thiền sư Duyệt bảo: “Ðã có các điều nghi ấy, ngoài ra sao được không tà? Vừa như lời của Nham đầu, câu cuối cùng, là có Tà hay không Tà?” Cư sĩ đáp: “Có” Thiền sư Duyệt cười lớn, bèn trở về phương trượng đóng ngay cửa. Suốt một đêm đó Cư sĩ ngủ không yên ổn, đến canh năm xuống sàn, xúc chạm đắm vào đồ vật, mới thấu suốt, mạnh mẽ xét câu thoại trước, bèn có bài tụng rằng: “Trống lắng chuông trầm nâng bát xoay, Nham đầu một ép nói tợ sấm. Quả nhiên chỉ được ba năm sống, chẳng là gặp kia dự ghi lại”. Rồi liền đến gõ cửa phương trượng và nói: “Tôi, đã bắt được giặc rồi”. Thiền sư Duyệt bảo: “Ðút lót ở nơi nào?” Cư sĩ im lặng không nói gì, Thiền sư Duyệt bảo: “Ðô vận hãy lui đi ngày sau sẽ gặp lại”. Qua ngày hôm sau, Cư sĩ bèn nêu cử bài tụng trước, Thiền sư Duyệt mới bảo: “Tham thiền chỉ vì mạng căn chẳng dứt, y cứ vào lời sinh ra nhận hiểu, ông đã tỏ ngộ sâu, nhưng đến chỗ rất mực nhỏ nhiệm, khiến người bất chợt chẳng biết rơi lạc nơi âu vũ”. Và Thiền sư Duyệt làm bài kệ tụng ấn chứng cho đó là: “Nói đi của Ðẳng nhàn mỗi bước đều Như, tuy ở sắc, nào trệ có không, một tâm chẳng khác, muôn pháp nào sai, thôi phân thể dụng, chớ chọn tinh thô, gặp có chẳng ngại, ứng vật không buộc, tình phải quấy hết, phàm Thánh đều trừ, ai được ai mất, nào thân nào sơ, nắm đầu làm đuôi, chỉ thật làm hư, vụt mình cảnh ma, giẫm chân đường tà, trọn không thuận nghịch, chẳng trái công phu”. Cư sĩ mời Thiền sư Duyệt đến Kiến xương, giữa đường đi mỗi mỗi đều dò xét có làm mười bài tụng thuật về việc đó, Thiền sư Duyệt cũng có mười bài tụng để cùng đáp. Bấy giờ là tháng tám năm Nguyên Hựu thứ tám (1083) thời Bắc Tống, một ngày nọ, Cư sĩ nói với Ðại tuệ rằng: “Tôi đọc xem niêm cổ của Tuyết Ðậu, đến Bách Trượng lại tham cứu nhân duyên của Mã Tổ, nói là “Tinh vàng sửa đổi, nên không thay màu” bèn vất quyển sách mà than rằng: “Xét như vậy đâu có được Lâm Tế ngày nay ư?” Bèn làm bài tụng là: “Một tiếng hét của Mã Tổ như núi đại hùng, vào sâu trong đầu não ba ngày điếc tai, Hoàng Nghiệt nghe đó bèn nhả le lưỡi. Giang tây từ đó lập Tông phong”. Sau đó, Thiền sư Bình gởi thư đến nói là: “Mùa hạ năm trước đọc về Tông phái của Lâm Tế, mới biết Cư sĩ có được Ðại cơ đại dụng”. Và lại xin bản tụng, tôi mới làm bài tụng gởi đó là: “Nhả lưỡi ta điếc Sư đã hiểu, dùi ngực vừa bị khóa trời xanh, trong hội bàn sơn phiên cân đẩu, đến đây mới biết khắp hóa điên”. Mọi người ở các phương luôn luôn cho tôi là người thông minh ghi nhớ rộng, ít người biết rõ về tôi vậy. Từ từ pháp Quậc ở Giang Tây lại, hẳn hay biện rành sự hơn kém, thử vì Lão phu tôi nói đó”. Ðại tuệ bảo: “Chỗ thấy của Cư sĩ hợp với Chân Tịnh, Tử Tâm”. Cư sĩ hỏi: “Cớ sao nói vậy?” Ðại Tuệ bèn nêu cử: “Chân Tịnh có kệ tụng rằng: “Khách tình từng bước theo người chuyển, có Ðại oai quang chẳng thể hiện, đột nhiên một tiếng hét hai tai điếc, nào quát mắt mở mặt Hoàng Nghiệt”. Còn Tử Tâm niêm rằng: “Vân Nham cần ho Tuyết Ðậu, đã là tinh vàng sửa đổi, nên không thay màu, vì gì liền ba ngày tai điếc? Mọi người cần biết chăng? Từ trước ngựa đổ mồ hôi không người hay, chỉ cần thường lại bởi thay công”. Cư sĩ bèn vỗ vào ghế một cái và nói: “Nếu chẳng nhân Sư nói thì làm sao thấy được điểm dụng của Chân Tịnh và Tử Tâm! Nếu chẳng phải hai Ðại lão ấy thật khó hiển bày Tuyết Ðậu và Mã Tổ vậy!” Ðến một sáng sớm trong tháng mười một năm Tuyên Hòa thứ tư (1122) thời Bắc Tống, Cư sĩ làm bài Di Biểu, bảo đệ tử ghi viết đó, bỗng chốc nắm chiếc gối ném lên trên cửa sổ, có một tiếng vang như sấm động, mọi người trông nhìn lại thì Cư sĩ qua đời. Cư sĩ có các bài tụng cổ lưu hành nơi đời, nên ở đây chẳng ghi lục lại.

 

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.