Personal Information
![]() |
||
Danh Tánh
|
Tổ Thứ 43 - TS Phần Dương Thiện Chiêu - Ðời Thứ 6 Tông Lâm Tế
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
1. Thiền sư Thiện Chiêu ở viện Thái tử tại Phần dương. Thiền sư Thiện Chiêu ở viện Thái tử tại Phần dương vốn con dòng họ Du ở Thái nguyên, khí độ nhận biết trầm lắng sâu xa, ít duyên phù sức, có trí tuệ lớn, đối với tất cả các thứ văn tự chẳng do thầy chỉ dạy mà tự thông hiểu. Năm mười bốn tuổi, song thân lần lượt qua đời, Thiện Chiêu đơn chiếc khổ não, nhàm chán thế tục trần lao, nhân đó mà xuống tóc xuất gia thọ giới cụ túc, đeo mang trượng sách du phương, đến đâu cũng ít dừng ở lại, không thích tham quan, tùy cơ gõ mở, giẫm trải tham tầm Tri thức ở các phương có cả thảy bảy mươi mốt vị. Cuối cùng đến Thủ Sơn. Một ngày nọ, Thủ Sơn lên pháp tòa, Thiền sư Thiện Chiêu bước ra thưa hỏi rằng: “Bách Trượng cuốn chiếu, ý chỉ ấy như thế nào?” Ngài Thủ Sơn đáp rằng: “Áo rồng phẩy mở, toàn thể hiện”. Thiện Chiêu lại hỏi rằng: “Ý Sư đó là thế nào?” Ngài Thủ Sơn đáp: “Hành xứ của Tượng vương, tuyệt không vết tích”. Thiện Chiêu nhân lời nói ấy mà đại ngộ, bèn kính bái mà nói rằng: “Muôn xưa đầm xanh trăng giữa trời, ba phen mò lặn mới nên hay”. Có người hỏi rằng: “Ông thấy đạo lý gì mà bèn tự bằng lòng như vậy?” Thiện Chiêu đáp: “Chính là nơi ta buông xả thân mạng vậy”. Về sau, đến Hành Tương và Tương Cái, từng vì Quận thú dùng danh lợi và sức lực thỉnh mời trước sau tám lầu, song Thiện Chiêu cố nằm yên không ứng đáp. Mãi đến lúc Thủ Sơn thị tịch, các hàng Ðạo tục ở Tây hà đề cử Sa-môn Khế Thông đến nghinh thỉnh Thiện Chiêu về trú trì. Thiện Chiêu đóng cửa nằm yên, Sa-môn Khế Thông vén cửa bước vào mà trách rằng: “Phật pháp là đại sự, tỉnh nghỉ là tiểu tiết, Phong huyệt sợ ứng sấm lo tông chỉ diệt mất, may có được Tiên sư, nay Tiên sư đã xả bỏ cuộc đời, ông là người có khả năng gánh vác Ðại pháp của Ðức Như Lai, vậy mà nay là lúc nào mà muốn ngủ yên ư?” Thiện Chiêu vụt nhiên ngồi dậy nắm tay Khế Thông nói rằng: “Chẳng phải ông thì không được nghe lời nói ấy. Thú biện nghiêm là hạnh của tôi vậy”. Thế rồi nằm yên nơi một chiếc giường, suốt ba mươi năm, chân chẳng vượt qua đố cửa. Các hàng Ðạo tục đều xưng gọi là Phần Dương mà không dám gọi tên Thiện Chiêu. Lúc lên giảng đường, Thiện Chiêu bảo đại chúng rằng: “Dưới cửa Phần dương có sư tử Tây hà đang ngồi xổm giữa cửa, chỉ cần có người lại tức liền cắn giết hại. Vậy có phương tiện gì để được vào cửa Phần dương, thấy được người Phần dương? Nếu thấy được người Phần dương tức có thể cùng Phật Tổ làm thầy, không thấy được người Phần dương thì đều là đứng chết đất Hán. Vậy nay có người vào được đó ư? Chẳng phải vào lấy để khỏi bị cô phụ bình sinh. Còn không như vậy thì khách Long môn đều kỵ gặp điểm ngạch?” Chỉ chốc lát, khách Long môn một loạt đồng điểm xuống. Thiện Chiêu đứng dậy chống tích trượng bảo rằng: “Nhanh lui, nhanh lui, vô cùng trân trọng!” Sau đó lại lên giảng đường Thiện Chiêu bảo rằng: “Phàm một câu nói phải đầy đủ ba Huyền môn, mỗi một Huyền môn đủ ba yếu điểm. Thế nào là câu có đủ ba Huyền môn và ba yếu điểm? Khéo nhanh hiểu lấy tốt lành, mỗi tự tư duy, lại được ổn đáng đó chưa? Các bậc Cổ đức xưa trước hành cước, nghe một nhân duyên ngay giữa khoảng thời gian chưa thấu rõ thì ăn uống không cảm biết mùi vị, ngủ nghỉ không yên, lửa gấp thúc giục chẳng cho là việc nhỏ. Do đó, đấng Ðại Giác Lão nhân vì đại sự nhân duyên mà xuất hiện nơi đời. Nghĩ tưởng Lão nhân từ trên lại chẳng vì rảo núi chơi sông, trông xem mọi xa hoa châu phủ, mảnh áo miếng ăn đều vì chưa thông Thánh tâm, do đó rong ruổi hành cước, tìm chọn nơi sâu mầu, truyền xướng phu dương, rộng hỏi các bậc tri thức, thân gần cao đức, bởi vì nối tiếp đèn tâm chư Phật, sáng ngời các đời Tổ, sùng hưng Thánh chủng, tiếp dẫn hàng hậu có, tự lợi lợi tha. Như nay có người thương lượng ư? Có tức ra lại Ðại gia thương lượng”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu tiếp nối dẫn dắt hàng sơ cơ?” Thiện Chiêu đáp: “Ông là vị Tăng hành ước”. Lại hỏi: “Thế nào là câu Biện nạp Tăng?” Thiện Chiêu đáp: “Mặt trời xuất hiện ở phương Tây lúc giớ Mão”. Lại hỏi: “Thế nào là câu Chánh lệnh hạnh?” Thiện Chiêu đáp: “Ngàn dặm mang lại trình mặt xưa”. Lại hỏi: “Thế nào là câu lập càn khôn”. Thiện Chiêu đáp: “Bắc câu lô châu phát triển giống gạo canh, người ăn không sân cũng không mừng”. Thiện Chiêu mới nói rằng: “Ðem bốn chuyển ngữ này chiêm nghiệm nạp Tăng trong thiên hạ, mới thấy người từ khi xuất hiện trở lại nghiệm được trọn vậy”. Lại hỏi rằng: “Thế nào là nơi người học dốc hết sức lực?” Thiện Chiêu đáp: “Gia châu đánh voi lớn”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học chuyển thân?” Thiện Chiêu đáp: “Thiểm phủ tưới trâu sắt”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học thân thiết?” Thiện Chiêu đáp: “Hà tây bông đùa sư tử”. Thiện Chiêu mới bảo rằng: “nếu người hiểu được ba câu này tức là biện rõ ba Huyền môn, lại có ngôn ngữ ba cốt yếu tại đó. Thiết tưởng phải dâng lấy, chẳng là ngang bằng”. Và vì đại chúng tụng kệ rằng: “Ba Huyền ba yếu sự khó phân Ðược ý quên lời, Ðạo dễ gần Một câu rành rành gồm muôn tượng Ngày chín tháng chín cúc rộ bày”. Thiện Chiêu vì ở tinh phân rét lạnh mới bỏ sự tham xét ban đêm. Có vị Tỳ-kheo khác lạ chống tích trượng đến bảo rằng: “Trong chúng hội có sáu vị Ðại sĩ, cớ sao lại không vì giảng nói pháp?” Nói xong bèn bỏ đi. Thiện Chiêu mới kín ghi với kệ tụng rằng: “Phạm Tăng gậy vàng sáng Vì pháp đến Phần dương Sáu người thành Ðại khí Khuyên thỉnh vì tuyên dương”. Lúc lên giảng đường, phàm một câu nói phải đầy đủ ba Huyền môn, mỗi một Huyền môn phải đầy đủ ba cốt yếu, có chiếu có dụng, có trước chiếu sau dụng, có trước dụng sau chiếu, hoặc chiếu dụng đồng thời, hoặc chiếu dụng không đồng thời, trước chiếu sau dụng, thả cốt yếu cùng ấy mà thương lượng. Trước dụng sau chiếu, ấy cũng phải là một cá nhân mới được, chiếu dụng đồng thời, ấy làm sao sinh đáng đến, chiếu dụng chẳng đồng thời, ấy lại làm sao sinh ghé họp. Có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là nguồi Ðại đạo?” Thiện Chiêu đáp: “Ðào bới đất tìm Trời”. Lại hỏi: “Làm sao được như vậy?” Thiện Chiêu đáp: “Không nhận biết sâu cao”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong khách?” Thiện Chiêu đáp: “Chấp tay trước am hỏi Thế Tôn”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trọng khách?” Thiện Chiêu đáp: “Mêy trận giăng ngang trên biển, rút kiếm quẩy cửa rồng”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong chủ?” Thiện Chiêu đáp: “Ba đầu sáu tay chống đất trời, giận thương Na-tra gõ chuông vua”. Hàm những lúc lên pháp đường, tại Phần dương có ba yếu quyết, các nạp Tăng khó rành phân biệt, lại càng phỏng hỏi thế nào. Thiện Chiêu chống tích trượng bỗng nhiên đầu chống đỡ. Khi ấy có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là ba yếu quyết?” Thiện Chiêu bèn đánh vị Tăng ấy lễ bái. Thiện Chiêu bảo răng: “nay vì ông mà đồng một lúc nói bày. Yếu quyết thứ nhất là tiếp dẫn không thời tiết, khéo nói chẳng thể giải. Mây đầy trăng trời xanh. Yếu quyết thứ hai là Thư Quang biện Hiền triết, hỏi đáp Tâm lợi sinh, nhổ bỏ nêu trong mắt. Yếu quyết thứ ba là người Hồ ở nước phương Tây nói vượt nước đến Tân La, đất Bắc dùng khóa sắt”. Lại bảo rằng: “Vậy có người hiểu chăng? Nếu hiểu thì từ trước xuất hiện trở lại thông hiểu tiêu tức, cần phải biết gần xa, chớ chỉ mặc tình ghi lời ghi ngữ, vì ngay đời này có lợi ích gì chẳng dùng. Ðứng lâu trân trọng”. Có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là ý chỉ của Tổ sư (Bồ-đề Ðạt-ma) từ Tây vức lại?” Thiện Chiêu đáp: “Quạt lụa quyên xanh đủ gío mát”. Lại hỏi: “Bố cổ đáng treo hiên, ai là người biết âm?” Thiện Chiêu đáp: “Dừng bữa cơm mạch, nằm cỏ chẳng nâng đầu”. Lại hỏi: “Thế nào là Ðạo tràng”. Thiện Chiêu đáp: “Hạ gót chân chẳng được”. Lại hỏi: “Thế nào là ý chỉ của Tổ sư từ Tây vức lại?” Thiện Chiêu đáp: “Triệt cùng cốt tủy”. Lại hỏi: “Ý ấy như thế nào?” Thiện Chiêu đáp: “Khắp trời cùng đất”. Lại hỏi: “Người chân chánh tu đạo chẳng thấy lỗi quá ở thế gian, chưa xét chưa thấy cái gì lỗi quá?” Thiện Chiêu đáp: “Tuyết chôn trăng đêm sâu ba thước, đất liền đi thuyền dài muôn dặm”. Lại hỏi: “Hòa thượng là tâm hành gì?” Thiện Chiêu đáp: “Tức là tâm hành của ngươi vậy”. Lại hỏi: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Thiện Chiêu đáp: “Ba Huyền môn mở chánh đạo, một câu phá tà tông”. Lại hỏi: “Thế nào là kế sống của Hòa thượng?” Thiện Chiêu đáp: “Bình thường chẳng nắm tay, cúng dường năm Phạm Tăng”. Lại hỏi: “Chưa xét biết là ăn vật gì?” Thiện Chiêu đáp: “Cơm trời Tô-la chẳng phải thức ăn ngon lành, một chút mùi vị ngon lành no liền nghỉ”. Lúc lên giảng đường, Thiện Chiêu bảo đại chúng rằng: “Phàm người nói pháp phải đầy đủ mười Trí đồng chân. Nếu chẳng đủ mười Trí đồng chân thì tà chánh chẳng biện rành, trắng đen không phân rõ, chẳng thể cùng người trời mà làm mắt mũi, quyết đoán phải quấy, như chim bay giữa khoảng không mà bẻ gãy cánh, như tên bắn đến đích mà đứt dây, dây đứt nên bắn không trúng đích, cánh bẻ gãy nên chẳng bay được giữa khoảng không. Dây mạnh cánh bền, khoảng không và mục đích đều thấu triệt, làm sao sinh là mười trí đồng chân, cùng các Thượng tọa mà nêu bày: Một là đồng một chất. Hai là đồng đại sự. Ba là tất cả đồng tham. Bốn là đồng chân trí. Năm là đồng khắp cùng. Sáu là đồng đầy đủ. Bảy là đồng được mất. Tám là đồng sinh sát. Chín là đồng tiếng rống. Mười là đồng được vào”. Thiện Chiêu lại bảo: “Cùng hạng người nào đồng được vào? Cùng với ai đồng tiếng rống? Làm sao sống là đồng sinh sát? Với vật gì là đồng được mất? Cái gì đồng đầy đủ? Cái gì khắp cùng? Người nào đồng chân trí? Ai có thể gần đồng tham? Cái gì đồng việc lớn? Vật gì đồng một chất? Có nêu ra được hết cả chăng? Nếu người nêu được hết cả thì chẳng keo lậu từ bi. Nếu nêu cúng dường ra thì từ trước trở lại chưa có mắt tham học, thiết tưởng phải biện biệt rành rẽ lấy, cần phải nhận thức mặt mắt phải quấy sao không thấy được? Ðứng lâu trân trọng!” Long đức phủ doãn Lý Hầu cùng Thiện Chiêu có quen biết xưa cũ, nhân rảnh rỗi từ chùa Thừa thiên đến, kẻ sứ ba lần trở về mà Thiện Chiêu chẳng đến. Kẻ sứ bị trách phạt lại sang thưa cùng Thiện Chiêu rằng: “Hẳn muốn được Sư cùng đến, nếu không như vậy thì chỉ có chết mà thôi”. Thiện Chiêu cười đáp: “Nghiệp lão bệnh đã chẳng ra khỏi núi. Nhờ đến, đáng nên đi trước hay sau, sao hẳn đều tà?” Kẻ Sứ thưa: “Chỉ cần Sư vâng thuận thì trước hay sau chỉ tùy sự quyết chọn”. Thiện Chiêu mới bảo thiết trai tiếp đãi, vả lại chuẩn bị hành trang tề chỉnh xong, bảo cùng đại chúng rằng: “Lão Tăng đi đây, ai là người có thể cùng theo được?” Có một vị Tăng ra thưa: “Con đây có thể theo được!” Thiện Chiêu đáp: “Ông theo ta không thể được”. Lại có một vị Tăng khác ra thưa rằng: “Con đây có thể theo được”. Thiện Chiêu hỏi: “Một ngày ông đi được mấy dặm?” Vị Tăng ấy đáp: “Bảy mươi dặm”. Thiện Chiêu bảo: “Ông theo ta chưa thể được”. Khi ấy vị Thị giả bèn bước ra thưa rằng: “Con đây có thể theo được! Chỉ cần Hòa thượng đến đâu thì con đến đó”. Thiện Chiêu bảo: “Ông có thể theo kịp Lão Tăng”. Nói xong, Thiện Chiêu bèn bảo kẻ sứ rằng: “Tôi đi trước vậy!” Bèn dựng đưa mà thị tịch. Vị Thị giả cũng đứng bên cạnh cùng đồng thị tịch. Ðại chúng trà tỳ thâu nhặt xá-lợi dựng tháp tôn thờ! |
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |