HT Chơn Phổ Nhẫn Tế

Personal Information

Danh Tánh
HT Chơn Phổ Nhẫn Tế - Ðời Thứ 40 Tông Lâm Tế - Ðời Thứ 7 Dòng Lâm Tế Chúc Thánh
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Hòa thượng Chơn Phổ - Minh Tịnh
眞 普 明 凈 (1889 - 1951): Chùa Thiên Chơn

Hòa thượng Minh Tịnh

Hòa thượng thế danh Nguyễn Tấn Tạo, sinh ngày Rằm tháng 7 năm Kỷ Sửu (1889) tại làng An Thạnh (thường gọi là làng Búng) Lái Thiêu, Bình Dương. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Lập và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ri.
Năm Giáp Thìn (1904), Ngài phát tâm xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành–Từ Thiện tại Tổ đình Sắc tứ Thiên Tôn với pháp danh Chơn Phổ, hiệu Nhẫn Tế, nối pháp đời 40 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 7 pháp phái Chúc Thánh.
Năm Bính Dần (1926), chùa Long Hòa núi Thiên Thai, Bà Rịa mở giới đàn, do Hòa thượng Huệ Ðăng làm Ðàn đầu truyền giới, Ngài đến cầu xin thọ Cụ túc giới. Cảm phục đức độ của Hòa thượng Ðàn đầu, Ngài y chỉ cầu pháp và được tổ Huệ Ðăng cho pháp hiệu Minh Tịnh. Từ đó Ngài dùng đạo hiệu này để lưu thông.
Ðến tháng 8 năm Quý Dậu (1933), chùa Thiên Tôn mở Ðại giới đàn, do Hòa thượng Ngộ Ðịnh–Từ Phong làm Ðàn đầu truyền giới, Ngài được thọ Cụ túc giới lại với sơn môn.
Trải qua thời gian tu hành, Ngài cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn chí nguyện, muốn tìm về cội nguồn Phật Tổ để tham cứu giáo lý. Vì thế, Ngài rời chùa Thiên Tôn, cất một cái am đặt hiệu Thiên Chơn để tu hành, học thêm Anh ngữ để chuẩn bị xuất dương.
Năm Ất Hợi (1935), Ngài sang Ấn Ðộ tham cứu giáo lý. Ðến năm 1936 Ngài sang Tây Tạng tham học về Kim Cang thừa Mật giáo với Lama Quốc vương. Sau một trăm ngày tu học ở Tây Tạng, Ngài được Lama Quốc vương ấn chứng sở đắc thiền quán, truyền tâm pháp Kim Cang thừa và ban cho pháp danh là Thubten Osall Lama.
Năm Ðinh Sửu (1937), Ngài về lại Bình Dương chứng minh trú trì chùa Bửu Hương, vốn thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và đổi tên chùa thành Tây Tạng tự.
Năm Mậu Dần (1938), Ngài khởi công xây dựng lại ngôi chùa Thiên Chơn ở làng An Thạnh, ngay trên nền cũ của am nơi Ngài ở tu trước khi đi Ấn Ðộ đến năm 1940 thì hoàn thành.
Năm Ất Dậu (1945), hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Ngài tham gia Hội Phật giáo Cứu quốc Thủ Dầu Một và được đề cử làm Chủ tịch. Tháng 6 năm Bính Tuất (1946), Ngài là thành viên Mặt trận Việt Minh tỉnh Thủ Dầu Một tại khu Thuận An Hòa. Ngài đã đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Dù ước muốn xây dựng lại chùa Tây Tạng, nhưng với tấm lòng yêu nước và ủng hộ kháng chiến, Ngài đã nói: “Khi còn chiến tranh thì một viên ngói, một viên gạch cũng không được sử dụng xây chùa”...
Trong cuộc đời tu học và hoằng đạo, Ngài hóa độ rất nhiều đồ chúng xuất gia và tại gia, đệ tử truyền thừa của Ngài là Hòa thượng Như Trạm - Tịch Chiếu. Ngài có hai tác phẩm lưu lại hậu thế:
– Lăng Nghiêm tông thông (1997)
– Nhật ký tham bái Ấn Ðộ, Tây Tạng (1999)
Ngày 17 tháng 5 năm Tân Mão (1951), Ngài thâu thần viên tịch tại chùa Tây Tạng, trụ thế 63 năm, giới lạp 25 mùa Hạ. Môn đồ nhập Bảo tháp nhục thân của Ngài tại chùa Thiên Chơn và lập Bảo tháp thờ vọng tại khuôn viên chùa Tây Tạng

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.