HT Chơn Sử Khánh Tín

Personal Information

Danh Tánh
HT Chơn Sử Khánh Tín - Ðời Thứ 40 Tông Lâm Tế - Ðời Thứ 7 Dòng Lâm Tế Chúc Thánh
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Hòa thượng Chơn Sử - Ðạo Thị - Khánh Tín
眞 史 道 是 慶 信 (1896 - 1992): Chùa Thọ Sơn


 
Hòa thượng Khánh Tín

Hòa thượng thế danh Phạm Quang Sứ, sinh ngày 22 tháng 10 năm Bính Thân (1896) tại xóm Trung Hòa, làng Bình Yến, hải đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thân phụ là cụ ông Phạm Quang Mưu và thân mẫu là cụ bà Dương Thị Cống.
Sinh ra trong một gia đình trung nông thấm nhuần Phật pháp nên Ngài sớm có thiện duyên với cửa Phật. Năm Mậu Thân (1908), khi vừa tròn 13 tuổi, Ngài xuất gia tu học với tổ Hoằng Tịnh tại chùa Phước Quang.
Ngày 15 tháng 5 năm Tân Hợi (1911), Ngài được Bổn sư thế độ ban cho pháp danh Chơn Sử. Ðến ngày 17 tháng 11 cùng năm, nhân ngày thánh đản Ðức A Di Ðà, Ngài được Bổn sư cho thọ Sa–di giới với pháp tự Ðạo Thị. Tháng 4 năm Ðinh Tỵ (1917), thể theo lời thỉnh cầu của Sa–di ni Ấn Thận, Ngài được tổ Hoằng Tịnh cử làm trú trì chùa Thọ Sơn, núi Bà. Nhưng, lúc ấy Ngài vừa tròn 21 tuổi và chỉ mới giới phẩm Sa–di.
Ngày 14 tháng 3 năm Canh Thân (1920) Ngài thọ Cụ túc giới tại chùa Phước Quang do Bổn sư làm Ðàn đầu truyền giới, đắc pháp hiệu Khánh Tín, nối pháp đời 40 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 7 pháp phái Chúc Thánh.
Năm Giáp Tý (1924), Hòa thượng Hoằng Thạc cử Ngài làm Tri Sự chùa Thạch Sơn.
Ngày mồng 8 tháng 6 năm Ất Sửu (1925), Hòa thượng Hoằng Tịnh khai mở giới đàn tại chùa Phước Quang, Ngài được cung thỉnh làm Ðệ ngũ Tôn chứng. Năm Nhâm Thân (1932), Hòa thượng Bổn sư tiếp tục khai đàn truyền giới tại chùa Phước Quang, Ngài được cung thỉnh làm Ðệ nhất Tôn chứng.
Năm Nhâm Ngọ (1942), Ngài khai sơn chùa Hải Lâm tại đảo Lý Sơn và thường ra vào giảng dạy. Từ đây, Phật giáo tại vùng hải đảo thêm khởi sắc khi có bóng dáng hành đạo của bậc Cao tăng.
Năm Quý Mùi (1943), Ngài được sơn môn cung thỉnh làm trú trì Tổ đình Thiên Ấn. Ðược khoảng hai năm thì Ngài xin từ nhiệm, lui về tu niệm tại chùa Thọ Sơn.
Năm Ất Dậu (1945), cách mạng tháng 8 bùng nổ, tiếp đến là toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Khắp các nơi, phong trào Phật giáo cứu quốc diễn ra mạnh mẽ, Ngài được bầu làm Chủ tịch hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi trực thuộc hội Phật giáo cứu quốc Liên khu 5.
Năm Canh Tý (1960), Ngài được GHTG tỉnh Quảng Ngãi cung thỉnh làm Chứng minh đạo sư của Hội. Thời gian này, Ngài ra sức khai hoang kiến tạo khiến cho ngôi chùa Thọ Sơn ngày một khang trang hơn. Nhưng chiến tranh ngày càng ác liệt, chùa nằm trong khu vực chiến trận nên vào năm Bính Ngọ (1966), Ngài thiên di chùa về thôn Xuân Quang, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa.
Năm Giáp Thìn (1964), GHPGVNTN thành lập, Ngài được cung thỉnh vào Hội đồng Trưởng lão Viện tăng thống.
Năm Canh Tuất (1970), GHPGVNTN tỉnh Quảng Ngãi mở Ðại giới đàn tại chùa Tỉnh Hội, Ngài được cung thỉnh làm Ðàn đầu truyền giới.
Năm Ất Mão (1975), đất nước thống nhất, thời cuộc có nhiều chuyển biến nhiêu khê nên Ngài đóng cửa ẩn tu tại chùa Thọ Sơn. Vào ngày 11 tháng 5 năm Nhâm Thân (1992), Ngài xả báo an tường tại Tổ đình Thọ Sơn, hưởng thọ 97 tuổi đời và 72 hạ lạp.
Gần một thế kỷ trụ thế với 80 năm tu học và hành đạo, Hòa thượng đã để lại nhiều dấu ấn kỷ niệm đầy đạo vị trong lòng Tăng ni Phật tử Quảng Ngãi. Ngài tác thành đạo nghiệp cho những vị đệ tử hữu danh như: Hòa thượng Thích Giải An, khai sơn chùa Từ Quang, Nghĩa Lộ; Ni trưởng Thích Nữ Như Hường, trú trì chùa Bảo Thắng, Hội An, Quảng Nam v.v...

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.