HT Thị Thuỷ Quảng Đức

Personal Information

Danh Tánh
HT Thị Thuỷ Quảng Đức - Ðời Thứ 42 Tông Lâm Tế - Ðời Thứ 9 Dòng Lâm Tế Chúc Thánh
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Bồ–tát Thị Thủy - Hành Pháp - Quảng Ðức
是 始 行 法 廣 德 (1897 - 1963): Chùa Quán Thế Âm

Bồ–tát Thích Quảng Ðức, thế danh Lâm Văn Tuất, sinh năm Ðinh Dậu (1897) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân phụ là cụ ông Lâm Hữu Ứng và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nương.
Lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia học Phật, thọ giáo với Hòa thượng Như Ðạt–Hoằng Thâm tại chùa Long Sơn, thôn Phú Cang, Vạn Ninh. Hòa thượng Hoằng Thâm là thầy Bổn sư vừa là cậu ruột nên nhận Ngài làm con nuôi, đổi tên lại là Nguyễn Văn Khiết với pháp danh Thị Thủy.


Bồ–tát Quảng Ðức

Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa–di, được Bổn sư ban cho pháp tự Hành Pháp, hiệu Quảng Ðức. Như vậy Ngài nối pháp đời 42 Lâm Tế, thế hệ thứ 9 pháp phái Chúc Thánh.
Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ–kheo và Bồ–tát giới. Lúc bấy giờ Hòa thượng Hoằng Thâm đã viên tịch nên Ngài đến cầu pháp với ngài Thanh Chánh–Phước Tường tại chùa Hội Phước, Nha Trang nên còn có hiệu là Nhơn Tri. Sau đó Ngài phát nguyện nhập thất tu ba năm tại Hòn Ðất, Ninh Hòa, Khánh Hòa và khai sơn chùa Thiên Lộc tại đây.
Năm Nhâm Thân (1932) Hội An Nam Phật học ra đời, Ðại lão Hòa thượng chùa Hải Ðức đến nơi Ngài đang nhập thất, mời Ngài nhận chức Chứng minh đạo sư cho Chi hội Ninh Hòa. Ba năm sau, Ngài được thỉnh cử giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đã kiến tạo và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa.
Năm Quý Mùi (1943), rời Khánh Hòa vào Nam, Ngài hành đạo khắp các tỉnh Sài–gòn, Gia Ðịnh, Ðịnh Tường xuống đến Hà Tiên. Ngài cũng đã từng sang Nam Vang lưu trú 3 năm, vừa giáo hóa các Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển Pàli và Phật giáo Nam tông.
Năm Quý Tỵ (1953), Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó trị sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng Già Nam Việt.
Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tuy tuổi đã già, Ngài vẫn tích cực tham gia. Ðể thức tỉnh ông Ngô Ðình Diệm và tập đoàn của ông đang đắm chìm trong vô minh sớm thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo đồ, ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão, tức ngày 11/6/1963 Ngài thực hiện tâm nguyện đã thiêu đốt nhục thân để cúng dường và bảo vệ Ðạo pháp.
Từ một cuộc diễu hành của trên 800 vị Thượng tọa, Ðại đức, Tăng ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá Lợi, khi đoàn diễn hành tiến đến ngả tư đường Phan Ðình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Ðình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), Ngài từ trên xe hơi bước xuống, tự tẩm xăng ướt mấy lớp ca–sa, ngồi kết–già xuống mặt đường, tự châm lửa giữa hàng mấy trăm Tăng ni đang vây quanh chấp tay cầu nguyện. Ngọn lửa bốc cao, phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên chấp tay tĩnh tọa. Gần 15 phút sau, lửa tàn, Ngài ngã xuống, tay vẫn còn quyết ấn tam–muội.
Nhục thân của Ngài được đưa vào lò điện thiêu 4.000 độ, xương thịt cháy tiêu hết, duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ 2 vẫn không cháy.
Quả tim Bồ–tát Quảng Ðức là một chứng minh cụ thể cho tấm lòng của muôn người con Phật luôn yêu chuộng hòa bình tự do và bình đẳng nhưng cũng bất khuất trước nạn cường quyền và áp bức. Trái tim ấy trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo Việt Nam và là trái tim của nhân loại đã và đang đấu tranh mãi cho tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.